Trật tự mới của kinh tế châu Âu hậu khủng hoảng năng lượng toàn cầu


Tình hình kinh tế châu Âu trong mùa đông vừa qua khi thời tiết ấm áp đã không tệ như kỳ vọng thế nhưng đến năm nay nhiều khả năng cũng sẽ không có gì sáng sủa.

Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Tình hình kinh tế châu Âu trong mùa đông vừa qua khi thời tiết ấm áp đã không tệ như kỳ vọng thế nhưng đến năm nay nhiều khả năng cũng sẽ không có gì sáng sủa.

Sau ba năm đóng cửa bởi đại dịch COVID-19, quá trình mở cửa trở lại bắt đầu, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng được giải quyết và lạm phát ở mức thấp, các nhà hoạch định chính sách châu Âu nghĩ rằng năm 2023 sẽ là một năm mà “lục địa già” trở lại trật tự mới với tăng trưởng thấp và lạm phát dưới mức 2%.

Kinh tế châu Âu thực chất đang ổn định. Thật không may mắn, trật tự mới rối loạn hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia, theo nội dung bài báo mới được Economist đăng tải.

Khởi đầu với những điểm tích cực. Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu vốn đã khá vững vàng, xét đến những tác động từ việc căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát và cuộc khủng hoảng năng lượng.

Giá khí đốt hiện thấp hơn so với thời kỳ đầu khi căng thẳng mới bùng phát, mùa hè năm ngoái, giá khí đốt đã tăng đột biến. Chính phủ các nước đã không bị buộc phải hành động quá quyết liệt để bảo đảm nguồn cung năng lượng bởi thời tiết ấm hơn so với thực tế. Lạm phát toàn phần, sau khi chạm ngưỡng 10,6% vào tháng 10/2022, hiện đang giảm đi.

Giờ đây, khác hoàn toàn với các chuyên gia bi quan dự đoán, ngành cũng không sụp đổ bởi chi phí nhiên liệu. Tại Đức, các ngành thâm dụng năng lượng đã chứng kiến tình trạng sản lượng giảm đến 20% tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu khi mà hàng hóa nhập khẩu thay thế cho sản xuất nội địa.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất nói chung chỉ suy giảm 3% tính đến thời điểm cuối năm nay, đúng với xu thế trước đại dịch COVID-19. Kết quả cuộc khảo sát của IFO mới đây cho thấy các doanh nghiệp sản xuất lạc quan như trước đại dịch COVID-19.

Dù rằng kinh tế Đức chỉ suy giảm nhẹ trong quý 4/2022, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tránh được kịch bản suy thoái. Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), khối này sẽ tránh được tình trạng suy giảm kinh tế trong quý hiện tại.

Kết quả cuộc khảo sát niềm tin doanh nghiệp mới đây cũng ủng hộ cho dự báo này. Kết quả khảo sát chỉ số PMI cho thấy chỉ số này đã tăng trong những tháng gần đây, nó cho thấy một bức tranh lạc quan mới trong ngành sản xuất và dịch vụ.

Ổn định kinh tế giúp người lao động có việc làm. Số lượng việc làm mới trong khối tăng trở lại trong quý 4/2022. Tỷ lệ thất nghiệp hiện đang thấp nhất tính từ khi đồng euro bắt đầu được đưa vào lưu hành năm 1999. Trong các cuộc khảo sát, các doanh nghiệp vẫn thể hiện quan điểm tiếp tục cần thêm việc làm.

Và một khi có việc làm, người dân sẽ tiếp tục chi tiêu. Dù rằng giá năng lượng cao, tiêu dùng đóng góp nửa điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế trong quý 2 và quý 3/2022.

Tại nhiều nước, cú sốc năng lượng cũng cần có thời gian mới ảnh hưởng được đến người tiêu dùng bởi giá cao cũng sẽ có độ trễ mới tác động đến giá cả, theo chuyên gia phân tích thuộc Morgan Stanley – bà Jens Eisenschmidt phân tích. Trong lúc đó, bà Eisenschmidt nói: “Hỗ trợ tài chính từ chính phủ các nước đã giúp cho các hộ gia đình tiếp tục chi tiêu”.

Vấn đề nhiều người quan tâm ở đây chính là người dân sẽ tiếp tục chi tiêu đến bao giờ nữa. Các hộ gia đình bắt đầu “nới lỏng hầu bao” từ quý 4/2022. Tại Áo và Tây Ban Nha, tiêu dùng kéo tăng trưởng quý giảm đến 1 điểm phần trăm. Doanh thu bán lẻ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 12/2022 giảm 2,7% so với tháng liền trước. Chính sách hỗ trợ tiền mặt và hạn chế giá trần sẽ được rút đi trong năm nay. Tiêu dùng thực sự sẽ là một vấn đề.

Trong khi đó, lạm phát vẫn duy trì ở ngưỡng cao. “Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, có đến 27 cách mà giá năng lượng bán buôn cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng, chính vì vậy sẽ thật là một cơn “ác mộng” với những người làm công tác dự báo”, theo một quan chức khẳng định. Áp lực giá cả có thể đang lớn dần, giống như trường hợp tại Đức nơi mà giá năng lượng ở thời điểm tháng 1/2023 tăng 8,3% so với tháng 12/2022. Ngay cả nếu giá cả bán buôn ổn định ở ngưỡng thấp hiện tại, giá cả tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Thị trường lao động tăng trưởng tốt tại châu Âu cũng có thể khiến cho lạm phát tăng cao hơn. Giá cả hàng hóa cao và tình trạng thiếu lao động sẽ chỉ ngày một tệ hơn khi mà nhiều người già về hưu nhưng lại quá thiếu người trẻ gia nhập thị trường lao động, nhu cầu lao động vì vậy lớn hơn.

Tại Hà Lan, mức lương trong tháng 1/2022 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước sau khi tăng 3,3% trong năm 2022 và 2,1% trong năm 2021. Các nghiệp đoàn lao động ở Đức hiện đang đe dọa sẽ có thêm các cuộc đình công. Họ muốn mức lương tăng đến 10,5% và nếu kịch bản này xảy ra, nó sẽ kéo theo lạm phát tăng ở nhiều nơi khác.

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn