Triển khai toàn diện cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan
Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai toàn diện công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
Theo Tổng cục Hải quan, cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thuộc trách nhiệm của tất cả các đơn vị, cá nhân trong Ngành, được thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính.
Công tác hoàn thiện thể chế phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ và bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu cải cách hành chính đã được Tổng cục Hải quan đề ra.
Phấn đấu đến hết năm 2019 rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới bằng hoặc vượt mức trung bình các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu các nước OECD (phần thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan); tạo thuận lợi thương mại và thủ tục hải quan; đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị rà soát toàn diện việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính. Đồng thời, chịu trách nhiệm chính theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính hải quan thuộc lĩnh vực phụ trách. Thường xuyên thu thập thông tin, rà soát, đánh giá, phát hiện những bất cập của quy định về thủ tục hành chính để chủ động đề xuất tháo gỡ vướng mắc, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan. Tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, DN về quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính.
Các đơn vị hải quan địa phương tăng cường phát hiện, tổng hợp những bất cập, vướng mắc của hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan nói chung, quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có liên quan nói riêng.
Đặc biệt, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về cải cách hành chính, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế thiếu sót.
Công tác hoàn thiện thể chế phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ và bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu cải cách hành chính đã được Tổng cục Hải quan đề ra.
Phấn đấu đến hết năm 2019 rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới bằng hoặc vượt mức trung bình các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu các nước OECD (phần thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan); tạo thuận lợi thương mại và thủ tục hải quan; đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị rà soát toàn diện việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính. Đồng thời, chịu trách nhiệm chính theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính hải quan thuộc lĩnh vực phụ trách. Thường xuyên thu thập thông tin, rà soát, đánh giá, phát hiện những bất cập của quy định về thủ tục hành chính để chủ động đề xuất tháo gỡ vướng mắc, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan. Tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, DN về quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính.
Các đơn vị hải quan địa phương tăng cường phát hiện, tổng hợp những bất cập, vướng mắc của hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan nói chung, quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có liên quan nói riêng.
Đặc biệt, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về cải cách hành chính, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế thiếu sót.