Từ năm 2026 sẽ áp dụng bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường


Từ năm 2026, các địa phương sẽ áp dụng bảng giá đất mới được xây dựng theo nguyên tắc thị trường. Do đó, từ khi luật có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2025 là thời gian đủ để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo yêu cầu của luật.

Một trong những vấn đề được Nhân dân tập trung cho ý kiến đó là tài chính đất đai, giá đất.
Một trong những vấn đề được Nhân dân tập trung cho ý kiến đó là tài chính đất đai, giá đất.

Chính phủ vừa có tờ trình Dự án Luật Đất đai sửa đổi gửi Quốc hội, sau khi tiếp thu hơn 12,1 triệu góp ý của Nhân dân về dự luật này.

Một trong những vấn đề được Nhân dân tập trung cho ý kiến đó là tài chính đất đai, giá đất. Tài chính đất đai, giá đất là một trong những nội dung rất quan trọng của Dự án Luật Đất đai sửa đổi.

Theo Tờ trình, Dự thảo Luật quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân, Chính phủ chỉnh lý quy định về định giá đất theo hướng "Định giá đất phải bảo đảm phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất".

Sau khi tiếp thu ý kiến, Chính phủ chỉnh lý quy định về định giá đất theo hướng “định giá đất phải bảo đảm phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất”.

Theo phân tích của Chính phủ, qua tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy với việc ban hành bảng giá đất 5 năm một lần và điều chỉnh khi có biến động 20%, rất ít địa phương thực hiện được, làm cho bảng giá đất chưa phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.

Với quy định này, các địa phương có thời gian từ khi luật có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2025, đủ để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo yêu cầu của luật. Tức từ năm 2026, sẽ áp dụng bảng giá đất mới được xây dựng theo nguyên tắc thị trường.

Cũng theo Tờ trình, việc ban hành bảng giá đất hằng năm tiếp theo được hướng dẫn cụ thể theo hướng những khu vực, loại đất có biến động thì mới phải cập nhật giá đất cho phù hợp với thị trường.

Tiếp đó, nội dung lớn của dự thảo được đưa ra là quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân với đất đai. Đặc biệt là sở hữu đất đai, vẫn sẽ giữ nguyên như quy định cũ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Dự thảo cũng bổ sung quy định tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê, được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền hằng năm.

Để khuyến khích tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hằng năm, dự thảo quy định tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm được thế chấp, bán tài sản thuộc sở hữu gắn với quyền thuê.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa việc đầu cơ, trục lợi, thì dự thảo quy định các điều kiện. Cụ thể, với tài sản gắn liền đất thuê phải được đăng ký theo quy định, hoàn thành việc xây dựng đúng quy hoạch, đã ứng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng… Người mua phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.

Chính phủ nhấn mạnh định hướng ưu tiên tái định cư tại chỗ, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Ngoài ra, dự thảo Luật lần này quy định rõ các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất gồm: Giao đất, cho nhà đầu tư thuê đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại; cơ sở thương mại, dịch vụ; khu vui chơi, giải trí công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị; nhà hàng, khách sạn…

Theo Lan Anh/kinhtemoitruong.vn