Ảnh hưởng của AEC đến bất động sản Việt Nam
Các nguyên tắc chính của Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là nhằm tạo dựng một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và dòng vốn chảy xuyên biên giới. Đây là tín hiệu tốt đối với mọi phân khúc của bất động sản tại Việt Nam như: bán lẻ, thương mại, công nghiệp và nghỉ dưỡng.
Sản xuất tại Việt Nam là động lực cốt lõi cho nền kinh tế và chịu tác động lớn nhất từ AEC – điều này đã có thể nhìn thấy được và sẽ rõ nét hơn trong các lĩnh vực trọng điểm như hàng tiêu dùng, các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ (may mặc, điện tử), hậu cần, và kho bãi.
Chúng ta đã có thể nhìn thấy sự gia tăng nhu cầu đối với các ngành công nghiệp kể trên từ các nhà điều hành ở nước ngoài, bao gồm cả những nhà điều hành mới gia nhập thị trường cũng như các nhà điều hành muốn mở rộng các hoạt động hiện tại.
Sự gia tăng dự kiến trong tuyển dụng ở lĩnh vực công nghiệp dẫn đến nhu cầu đáng kể về đất công nghiệp của khách thuê và nhà đầu tư. Một cái nhìn khác đứng trên quan điểm bất động sản là giá đất công nghiệp hiện đã ổn định, và có khả năng giữ ổn định trong dài hạn, điều này củng cố thêm dự báo từ quan điểm của các nhà đầu tư hay khách thuê.
Ngoài ra, AEC cũng sẽ hỗ trợ tầng lớp trung lưu của Việt Nam, bởi lẽ nó sẽ mở rộng đến các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính, y tế, tất cả đều là động lực trực tiếp đối với thị trường văn phòng tại các trung tâm thương mại quan trọng. Đặc biệt, không thể bỏ qua sự tăng trưởng tự nhiên tỷ lệ hấp thụ theo năm đã được dự đoán khi thị trường phát triển hoàn thiện hơn.
Chúng ta có thể thấy một xu hướng trong bán lẻ là sẽ có nhiều thương hiệu tầm cỡ khu vực hơn với mức giá phù hợp hơn cho tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Đây là điều mà các nhà bán lẻ vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ, và chúng ta đã có thể thấy được cải thiện hiệu suất trong bán lẻ khu vực tại các địa điềm du lịch mà hiện nay phục vụ khách du lịch châu Á.
Đầu tư từ AEC vào bất động sản cũng sẽ tác động đến cơ sở hạ tầng, và Việt Nam sẵn có vị thế tốt cho những cải tiến khi đem ra so sánh với các trung tâm thương mại lớn khác. Cơ sở hạ tầng có mối liên hệ tự nhiên với bất động sản và sẽ có những lợi ích đối ứng gián tiếp lên cả hai phân khúc bất động sản thương mại và nhà ở một khi giao thông và hậu cần được cải thiện.
Ngoài những tác động của việc tăng nhu cầu từ phía nhà đầu tư và khách thuê, sự trưởng thành về tài chính được tin là sẽ cải thiện, và Việt Nam hiện đang thực hiện một bước tiến lớn với Thông tư 36. Khuôn khổ pháp lý có tính hỗ trợ như vậy hướng vào thị trường bất động sản đã được khởi xướng, bao gồm việc nới lỏng quyền sở hữu tài sản thương mại và nhà ở cho người nước ngoài, và việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty địa phương.
Điều thứ 2 của Thông tư trên (tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty địa phương) sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực như sản xuất, tài chính và bảo hiểm cũng như các dự án chất lượng được dẫn dắt chuyên nghiệp và các đầu tư vào các công ty bất động sản, tài sản và các dự án khác.
Sở hữu nước ngoài đối với bất động sản nhà ở vẫn còn hạn chế, và không phải là một nền tảng để xây dựng một thị trường, nhưng chúng tôi thấy trước được hiệu suất tốt hơn trong phân khúc thị trường “nhà ở thứ 2 tại nước ngoài”, điều này có thể dẫn đến việc thành lập một thị trường bất động sản nghỉ hưu cho người mua nhà trong khu vực.
Nền tảng cho AEC là cả một quãng thời gian dài vẫn còn đang trong quá trình hình thành. Chúng tôi đã thấy được những lợi ích từ những điều lệ pháp lý đang làm nền tảng cho lĩnh vực bất động sản.
Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam đang hoạt động tốt hơn so với các nước láng giềng khi kể đến tăng trưởng tiềm năng, và triển vọng trong tương lai rất tích cực, được thúc đẩy bởi các phân khúc bất động sản thương mại.