Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bài viết nghiên cứu tác động của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua khảo sát các doanh nghiệp phi tài chính ở 2 sàn giao dịch là: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), kết quả cho thấy, nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có ý định áp dụng cao hơn nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Giới thiệu
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một tập hợp các chuẩn mực kế toán do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) phát triển đang trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc lập báo cáo tài chính (BCTC) của công ty đại chúng. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Do đó, áp dụng IFRS là một xu hướng tất yếu. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS bao gồm những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong doanh nghiệp (DN). Từ nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ đến việc áp dụng IFRS, nhóm tác giả nhận thấy cần thực hiện nghiên cứu bổ sung kiểm định để đánh giá tác động của các yếu tố nội bộ đến việc áp dụng IFRS (bao gồm 2 yếu tố là sàn niêm yết và ngành nghề kinh doanh).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này, sử dụng nguồn dữ liệu dựa trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX năm 2021 từ website finance.vietstock.vn và cafef.vn. Đồng thời, nhóm tác giả thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 377 DN phi tài chính niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX. Sau đó, phần mềm SPSS Statistics 20 được khai thác để phân tích hồi quy và thống kê mô tả.
Kết quả nghiên cứu
Thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả về phân nhóm ngành hoạt động cho thấy, mẫu khảo sát được thu thập từ nhiều DN đa dạng đến từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó, nhiều nhất là các DN đến từ ngành bán buôn, tiện ích, song các DN được lựa chọn thu thập tương đối đồng đều khi mỗi ngành chỉ chiếm khoảng từ 4% đến 9,3%.
Nghiên cứu tập trung khảo sát các DN phi tài chính ở 2 sàn giao dịch chính là HNX và HSX với tỷ trọng khá cân đối lần lượt là 41,4% và 58,6%.
Về đặc điểm của nhà quản trị cấp cao tại DN phi tài chính niêm yết, kết quả thống kê về tần số và tần suất giới tính của nhà quản trị cấp cao tại các công ty phi tài chính niêm yết cho thấy, có sự chênh lệch về giới tính cả ở vị trí chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) và CEO khi nam giới chiếm tỷ trọng áp đảo so với nữ giới với tần suất lần lượt là 85,7% và 88,3% cho vị trí chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Điều này cũng dễ hiểu vì nam giới có nhiều thời gian và điều kiện thuận lợi hơn, phù hợp hơn với các chức vụ lãnh đạo cấp cao tại DN cổ phần niêm yết.
Kết quả kiểm định thống kê về ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ đến việc áp dụng IFRS
- Kiểm định trung bình tổng thể về ý định áp dụng IFRS giữa các DN niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán.
Giả thuyết H0: µ1 = µ2 tương đương µ1 - µ2 = 0
Giả thuyết H1: µ1 ≠ µ2 tương đương µ1 - µ2 ≠ 0
Trong đó:
µ1, µ2 lần lượt là ý định của việc áp dụng IFRS của tổng thể DN phi tài chính niêm yết trên sàn HSX và DN niêm yết trên sàn HNX.
Dựa vào kết quả Bảng 1 cho thấy, với kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai thì giá trị Sig. trong kiểm định Levene = 0,945 > 0,05, điều này cho thấy, phương sai giữa 2 nhóm DN niêm yết trên sàn HSX và DN niêm yết trên sàn HNX là không khác nhau.
Giá trị Sig. trong kiểm định t bằng 0,024 < 0,05, có thể kết luận rằng, tại độ tin cậy 95% có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về việc áp dụng IFRS giữa 2 nhóm DN niêm yết trên sàn HSX và nhóm DN niêm yết trên sàn HNX.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc áp dụng IFRS của nhóm DN phi tài chính niêm yết trên sàn HSX là cao hơn so với nhóm DN phi tài chính niêm yết trên sàn HNX (giá trị Mean là 3,38 > 3,2).
- Kiểm định trung bình tổng thể về ý định áp dụng IFRS giữa giới tính của nhà quản trị cấp cao của DN.
Giả thuyết H0: µ1 = µ2 tương đương µ1 - µ2 = 0
Giả thuyết H1: µ1 ≠ µ2 tương đương µ1 - µ2 ≠ 0
Trong đó: µ1, µ2 lần lượt là ý định của việc áp dụng IFRS của tổng thể chủ tịch HĐQT là nam giới và chủ tịch HĐQT là nữ giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai thì giá trị Sig. trong kiểm định Levene = 0,617 > 0,05. Điều này cho thấy, phương sai giữa 2 nhóm chủ tịch HĐQT là nam giới và chủ tịch HĐQT là nữ giới không khác nhau hay nói cách khác là phương sai của 2 nhóm này là thuần nhất.
Giá trị Sig. trong kiểm định t bằng 0,666 > 0,05, do đó có thể kết luận rằng, tại độ tin cậy 95% có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về việc áp dụng IFRS giữa 2 nhóm chủ tịch HĐQT là nam giới và chủ tịch HĐQT là nữ giới.
Tương tự như vậy, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định về trung bình tổng thể giữa nhóm nam CEO và nữ CEO đối với việc áp dụng IFRS. Cặp giả thuyết nghiên cứu về kiểm định này được xây dựng như sau:
Giả thuyết H0: µ1 = µ2 tương đương µ1 - µ2 = 0
Giả thuyết H1: µ1 ≠ µ2 tương đương µ1 - µ2 ≠ 0
Trong đó: µ1, µ2 lần lượt là ý định của việc áp dụng IFRS của tổng thể nam CEO và nữ CEO
Kết quả cho thấy, với kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai thì giá trị Sig. trong kiểm định Levene = 0,040 < 0,05 cho thấy, phương sai giữa 2 nhóm CEO là nam giới và CEO là nữ giới khác nhau hay nói cách khác là phương sai của 2 nhóm này là không thuần nhất.
Kết quả kiểm định thống kê t-test cho trung bình tổng thể cho thấy, giá trị Sig. trong kiểm định t bằng 0,880 > 0,05. Có thể kết luận rằng, tại độ tin cậy 95% có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về việc áp dụng IFRS giữa 2 nhóm nam CEO và nữ CEO.
Phân tích phương sai
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng theo độ tuổi
Giả thuyết H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng theo độ tuổi
Một cách tổng quát, giả sử từ 1 biến phân loại chia tổng thể mẫu thành k nhóm độc lập gồm n1, n2,…., nk quan sát tương ứng trong từng nhóm, n là số quan sát của tổng thể mẫu.
Ký hiệu:
+ xij: giá trị của biến định lượng đang nghiên cứu tại quan sát thứ j thuộc nhóm I
+ , , …. là trung bình nhóm và , ,…, là các trung bình thực của các tổng thể nhóm mà từ đó ta rút ra được các mẫu tương ứng
+ là trung bình chung của tất cả các nhóm theo biến định lượng đang nghiên cứu tức trung bình tính chung cho mẫu không phân tách thành nhóm
Giả thuyết H0 cần kiểm định là trung bình thực (trung bình tổng thể) của k nhóm này bằng nhau
H0: …=
Kiểm tra sự đồng nhất về phương sai, với mức ý nghĩa của kiểm định thống kê Levene = 0,000 < 0,05 có thể nói rằng, phương sai của giữa các nhóm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động là khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phương sai giữa các nhóm này là không thuần nhất. Do vậy, tác giả sử dụng kiểm định Welch.
Kết quả phân tích kiểm định mạnh về sự khác biệt trung bình tổng thể bằng kiểm định WELCH cho thấy, với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,075 > 0,05 với độ tin cậy của phép kiểm định 95% (mức ý nghĩa = 0,05) thì có thể nói rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc áp dụng IFRS giữa các nhóm ngành nghề, lĩnh vực.
Bảng 1: Kiểm định t-test về sự khác biệt về sàn niêm yết tác động tới ý định áp dụng IFRS |
||||||||||
Kiểm định Levene cho sự đồng đều về phương sai |
Kiểm định t-test cho sự đồng đều của trung bình tổng thể |
|||||||||
F |
Sig. |
T |
df |
Sig. (2 phía) |
Khác biệt trung bình |
Khác biệt về sai số chuẩn |
Khoảng tin cậy 95% của sự khác biệt |
|||
Thấp hơn |
Cao hơn |
|||||||||
Việc áp dụng IFRS |
Giả định phương sai đồng đều |
,005 |
,945 |
-2,261 |
375 |
,024 |
-,182 |
,081 |
-,341 |
-,024 |
Giả định phương sai không đồng đều |
-2,285 |
346,014 |
,023 |
-,182 |
,080 |
-,339 |
-,025 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 2: Kiểm định t-test về sự khác biệt giới tính của chủ tịch HĐQT đối với việc áp dụng IFRS |
||||||||||
Kiểm định Levene cho sự đồng đều về phương sai |
Kiểm định t-test cho sự đồng đều của trung bình tổng thể |
|||||||||
F |
Mức ý nghĩa |
t |
Bậc tự do |
Mức ý nghĩa (2 phía) |
Khác biệt trung bình |
Khác biệt về sai số chuẩn |
Khoảng tin cậy 95% của sự khác biệt |
|||
Thấp hơn |
Cao hơn |
|||||||||
Việc áp dụng IFRS |
Giả định phương sai đồng đều |
,251 |
,617 |
,432 |
375 |
,666 |
,049 |
,114 |
-,175 |
,274 |
Giả định phương sai không đồng đều |
,415 |
69,714 |
,679 |
,049 |
,119 |
-,188 |
,286 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 3: Kiểm định t-test về sự khác biệt giới tính của Giám đốc điều hành đối với việc áp dụng IFRS |
||||||||||
Kiểm định Levene cho sự đồng đều về phương sai |
Kiểm định t-test cho sự đồng đều của trung bình tổng thể |
|||||||||
F |
Sig. |
t |
df |
Sig. (2 phía) |
Khác biệt trung bình |
Khác biệt về sai số chuẩn |
Khoảng tin cậy 95% của sự khác biệt |
|||
Thấp hơn |
Cao hơn |
|||||||||
Việc áp dụng IFRS |
Giả định phương sai đồng đều |
4,235 |
,040 |
,180 |
375 |
,857 |
,022 |
,124 |
-,222 |
,267 |
Giả định phương sai không đồng đều |
,152 |
50,504 |
,880 |
,022 |
,148 |
-,274 |
,319 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 4: Kiểm định Homogeneity của các biến |
|||
Thống kê Levene |
df 1 |
df 2 |
Sig. |
2,858 |
15 |
361 |
,000 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 5: Kiểm định Robust Tests cho sự đồng đều của trung bình tổng thể |
||||
Statistica |
df 1 |
df 2 |
Sig. |
|
Kiểm định Welch |
1,632 |
15 |
122,987 |
,075 |
a. Asymptotically F distributed. |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Một số kiến nghị
Để áp dụng hiệu quả IFRS tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán, đảm bảo tính minh bạch của thông tin, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Về phía quản lý nhà nước
Cần thống nhất trong chính sách quản lý về kế toán và sự đồng bộ với chính sách thuế là yêu cầu được đặt ra. Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện và sớm ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS), xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về phía các đơn vị đào tạo
Các trường đại học cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cung cấp thêm nhiều kiến thức về Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Đồng thời cải tiến chương trình đào tạo tích hợp với các chương trình đào tạo các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp quốc tế… để các sinh viên chuyên ngành kế toán ngay khi tốt nghiệp có thể tham gia vào hoạt động nghề nghiệp với năng lực và kiến thức chuyên môn tốt.
Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy IFRS, thông qua đào tạo chuyên môn IFRS và các kỹ năng cần thiết khác để làm chủ các phương pháp giảng dạy tích cực trong đào tạo IFRS, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia học các khóa đào tạo về IFRS từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
Về phía các tổ chức nghề nghiệp
Các tổ chức nghề nghiệp cần kết hợp với các công ty kiểm toán lớn như Big 4 tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo giới thiệu về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS nhằm nâng cao kiến thức về IFRS. Các kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên gia tài chính và các doanh nghiệp ở Việt Nam cần có đủ kiến thức và kỹ năng đối mặt với những thách thức và tận dụng các cơ hội IFRS mang lại. Đào tạo IFRS là công việc ưu tiên Việt Nam cần sự hỗ trợ và hợp tác từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp trong nước..
Tài liệu tham khảo:
- André, P., Walton, P., & Yang, D. (2012), Voluntary adoption of IFRS: A study of determinants for UK unlisted firms, Paper presented at the Comptabilités et Innovation;
- Bessieux-Ollier, C., & Walliser, É. (2012), Why firms listed on an unregulated financial market comply voluntarily with IFRS: An empirical analysis with French data, Paper presented at the Comptabilités et innovation;
- Bova, F., & Pereira, R. (2012), The determinants and consequences of heterogeneous IFRS compliance levels following mandatory IFRS adoption: Evidence from a developing country, Journal of international accounting research, 11(1), 83-111;
- Jacob, H. (2009), Eigenkapital deutscher Personengesellschaften nach IFRS/IAS: diplom. de;
- Senyiit, Y. B. (2014), Determinants of voluntary IFRS adoption, Accounting and Management Information Systems, 13(3), 449;
- Thạch, H. X. (2019). Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)–nghiên cứu ở phạm vi các quốc gia và doanh nghiệp tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
- Tran, T., Ha, X., Le, T., & Nguyen, N. (2019), Factors affecting IFRS adoption in listed companies: Evidence from Vietnam, Management Science Letters, 9(13), 2169-2180.