Bổ sung khai báo hải quan để quản lý theo chuỗi
Để quản lý hải quan hiện đại (quản hàng hóa XNK theo chuỗi), tạo thuận lợi cho DN, ngăn chặn gian lận thương mại, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC lần này, phần khai báo hải quan sẽ có thay đổi để phù hợp với thực tế.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 38 hướng dẫn các nguyên tắc khai báo đối với tờ khai hải quan tại khâu trong thông quan và Phụ lục II hướng dẫn khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan, việc khai báo thông tin manifest đối với hàng nhập khẩu và thông tin hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh không có kết nối với tờ khai hải quan.
Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn, quy định trên dẫn đến bất cập khi thực hiện đối với cơ quan Hải quan: Chưa phù hợp với cách quản lý hải quan hiện đại là quản lý theo chuỗi. Đó là, đối với hàng hóa xuất khẩu, quản lý từ khi có dự kiến xuất khẩu đến khi hàng hóa thực tế xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh; Đối với hàng hóa nhập khẩu, quản lý từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu cho đến khi thông quan hàng hóa.
Do đó, việc quy định như hiện hành khó tiếp tục đột phá cải cách hiện đại hóa hải quan. Chẳng hạn, rất khó triển khai việc trao đổi, kết nối thông tin với doanh nghiệp cảng. Không ngăn chặn được các hành vi lợi dụng để thực hiện gian lận và buôn lậu, làm giảm hiệu quả quản lý hải quan do phát sinh tờ khai ảo, tờ khai trùng để lựa chọn phân luồng; khó kiểm soát các tờ khai có chung vận đơn để xác định hành vi gian lận về lượng khi khai báo…
Bất cập khi thực hiện đối với doanh nghiệp, chưa hỗ trợ cho người khai hải quan trong việc tra cứu, quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, không hỗ trợ tra cứu được các thủ tục liên quan đến hàng hóa đã được bên liên quan thực hiện hay chưa (hãng tàu, forwarder, DN cảng…) để xác định chính xác lỗi (nếu có) là do đối tượng nào gây ra và trạng thái chính xác của hàng hóa đang ở vị trí nào trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Không hỗ trợ kết nối thông tin tờ khai với thông tin cấp phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành…Chưa tạo tiền đề để hỗ trợ người khai hải quan xử lý các sai sót trong quá trình khai báo như: Không hỗ trợ người khai trong việc phát hiện và khai trùng thông tin tờ khai (với những doanh nghiệp không cố tình thực hiện).
Bên cạnh đó, quy đinh hiện hành cũng phát sinh bất cập đối với DN kinh doanh kho bãi: Việc kết nối được thông tin hàng hóa dỡ xuống bãi cảng với thông tin được phép đưa qua khu vực giám sát thiếu chính xác, dẫn đến: Khó áp dụng với toàn bộ hình thức vận chuyển hàng hóa, hiện tại chỉ áp dụng được với hàng hóa vận chuyển bằng container (các loại khác không có số quản lý hàng hóa duy nhất để nhận biết); Không làm tăng cường hiệu suất khai thác cảng do thông tin trao đổi không đầy đủ và chính xác, DN không thể chủ động việc xếp/dỡ. Khó áp dụng quy trình thực hiện thủ tục lấy hàng online của cảng, dẫn đến khó có thể giảm thời gian thông quan của hàng hóa.
Với những bất cập nêu trên, cần thiết phải thay đổi cách thức khai báo để kết nối được các khâu trong việc thực hiện thủ tục hải quan của các đối tượng khác nhau (manifest cho hãng tàu khai, tờ khai do người khai hải quan khai, thông tin giấy phép do Hệ thống một cửa gửi đến, việc xếp hàng lên phương tiện vận tải do DN cảng thực hiện).
Do đó, dự thảo Thông tư sửa đồi, bổ sung Thông tư 38 dự kiến thay đổi: trong khâu khai báo cần thiết phải có 1 chỉ tiêu thông tin chung kết nối các khâu với nhau, đó là số quản lý hàng hóa duy nhất.
Cụ thể, đối với tờ khai nhập khẩu, sử dụng tiêu chí “số vận đơn”. Theo phân tích của Cục Giám sát quản lý, về ưu điểm, đây là tiêu chí có sẵn trên tờ khai và đã được DN khai báo nên có thể áp dụng ngay; Nhược điểm, để tránh số vận đơn được dùng ở nhiều tờ khai khác nhau cần quy định để mỗi tờ khai chỉ có một số vận đơn để đảm bảo tính duy nhất.
Theo đó, bổ sung quy định khi khai hải quan tại Điều 18 như sau: Một vận đơn chỉ được khai báo trên một tờ khai hải quan. Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan thì phải đăng ký tách vận đơn với cơ quan Hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan. Việc tách vận đơn sẽ do DN tự xác định số lượng vận đơn cần tách, số lượng hàng tương ứng trên mỗi vận đơn, cơ quan Hải quan không kiểm tra và phê duyệt.
Đối với tờ khai xuất khẩu, do không có tiêu chí sẵn có trên tờ khai xuất khẩu có khả năng nối kết giữa khâu trước, trong thông quan và khâu đưa hàng qua khu vực giám sát để xếp lên phương tiện vận tải nên cần phải đưa ra một số quản lý hàng hóa duy nhất.
Để đảm bảo tính duy nhất, số quản lý này sẽ do Hệ thống hải quan cấp tự động khi DN thông báo có lô hàng xuất khẩu.
Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn, quy định trên dẫn đến bất cập khi thực hiện đối với cơ quan Hải quan: Chưa phù hợp với cách quản lý hải quan hiện đại là quản lý theo chuỗi. Đó là, đối với hàng hóa xuất khẩu, quản lý từ khi có dự kiến xuất khẩu đến khi hàng hóa thực tế xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh; Đối với hàng hóa nhập khẩu, quản lý từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu cho đến khi thông quan hàng hóa.
Do đó, việc quy định như hiện hành khó tiếp tục đột phá cải cách hiện đại hóa hải quan. Chẳng hạn, rất khó triển khai việc trao đổi, kết nối thông tin với doanh nghiệp cảng. Không ngăn chặn được các hành vi lợi dụng để thực hiện gian lận và buôn lậu, làm giảm hiệu quả quản lý hải quan do phát sinh tờ khai ảo, tờ khai trùng để lựa chọn phân luồng; khó kiểm soát các tờ khai có chung vận đơn để xác định hành vi gian lận về lượng khi khai báo…
Bất cập khi thực hiện đối với doanh nghiệp, chưa hỗ trợ cho người khai hải quan trong việc tra cứu, quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, không hỗ trợ tra cứu được các thủ tục liên quan đến hàng hóa đã được bên liên quan thực hiện hay chưa (hãng tàu, forwarder, DN cảng…) để xác định chính xác lỗi (nếu có) là do đối tượng nào gây ra và trạng thái chính xác của hàng hóa đang ở vị trí nào trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Không hỗ trợ kết nối thông tin tờ khai với thông tin cấp phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành…Chưa tạo tiền đề để hỗ trợ người khai hải quan xử lý các sai sót trong quá trình khai báo như: Không hỗ trợ người khai trong việc phát hiện và khai trùng thông tin tờ khai (với những doanh nghiệp không cố tình thực hiện).
Bên cạnh đó, quy đinh hiện hành cũng phát sinh bất cập đối với DN kinh doanh kho bãi: Việc kết nối được thông tin hàng hóa dỡ xuống bãi cảng với thông tin được phép đưa qua khu vực giám sát thiếu chính xác, dẫn đến: Khó áp dụng với toàn bộ hình thức vận chuyển hàng hóa, hiện tại chỉ áp dụng được với hàng hóa vận chuyển bằng container (các loại khác không có số quản lý hàng hóa duy nhất để nhận biết); Không làm tăng cường hiệu suất khai thác cảng do thông tin trao đổi không đầy đủ và chính xác, DN không thể chủ động việc xếp/dỡ. Khó áp dụng quy trình thực hiện thủ tục lấy hàng online của cảng, dẫn đến khó có thể giảm thời gian thông quan của hàng hóa.
Với những bất cập nêu trên, cần thiết phải thay đổi cách thức khai báo để kết nối được các khâu trong việc thực hiện thủ tục hải quan của các đối tượng khác nhau (manifest cho hãng tàu khai, tờ khai do người khai hải quan khai, thông tin giấy phép do Hệ thống một cửa gửi đến, việc xếp hàng lên phương tiện vận tải do DN cảng thực hiện).
Do đó, dự thảo Thông tư sửa đồi, bổ sung Thông tư 38 dự kiến thay đổi: trong khâu khai báo cần thiết phải có 1 chỉ tiêu thông tin chung kết nối các khâu với nhau, đó là số quản lý hàng hóa duy nhất.
Cụ thể, đối với tờ khai nhập khẩu, sử dụng tiêu chí “số vận đơn”. Theo phân tích của Cục Giám sát quản lý, về ưu điểm, đây là tiêu chí có sẵn trên tờ khai và đã được DN khai báo nên có thể áp dụng ngay; Nhược điểm, để tránh số vận đơn được dùng ở nhiều tờ khai khác nhau cần quy định để mỗi tờ khai chỉ có một số vận đơn để đảm bảo tính duy nhất.
Theo đó, bổ sung quy định khi khai hải quan tại Điều 18 như sau: Một vận đơn chỉ được khai báo trên một tờ khai hải quan. Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan thì phải đăng ký tách vận đơn với cơ quan Hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan. Việc tách vận đơn sẽ do DN tự xác định số lượng vận đơn cần tách, số lượng hàng tương ứng trên mỗi vận đơn, cơ quan Hải quan không kiểm tra và phê duyệt.
Đối với tờ khai xuất khẩu, do không có tiêu chí sẵn có trên tờ khai xuất khẩu có khả năng nối kết giữa khâu trước, trong thông quan và khâu đưa hàng qua khu vực giám sát để xếp lên phương tiện vận tải nên cần phải đưa ra một số quản lý hàng hóa duy nhất.
Để đảm bảo tính duy nhất, số quản lý này sẽ do Hệ thống hải quan cấp tự động khi DN thông báo có lô hàng xuất khẩu.