"Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, hải quan theo tiêu chí quốc tế là yêu cầu cấp thiết"
(Tài chính) Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn tại buổi gặp gỡ báo chí sáng ngày 19/8/2014.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, với mục tiêu nỗ lực thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ góp phần nâng các chỉ số cạnh tranh chính của Việt Nam đặc biệt là chỉ số thương mại qua biên giới và chỉ số nộp thuế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan để cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. Với mục tiêu cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC) về lĩnh vực thuế và hải quan để những cải cách sớm đi vào cuộc sống, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, theo đánh giá Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) trong Báo cáo môi trường Kinh doanh thì Việt Nam xếp hạng thứ 149/189 về tiêu chí nộp thuế, số giờ khai, nộp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam là cao (537 giờ, trong đó thuế GTGT là 320, thuế TNDN là 217). Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức trong nước và quốc tế để điều tra, đánh giá, rà soát và xác định nguyên nhân chủ yếu do: thời gian để doanh nghiệp rà soát, điều chỉnh những khác biệt giữa chỉ tiêu kế toán doanh nghiệp với kết toán thuế; số lần khai, nộp thuế còn nhiều; khai thuế điện tử chưa được coi ở mức phổ biến. Trên cơ sở tổng hợp những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã dự thảo một số giải pháp gửi lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với nguyên tắc: đáp ứng yêu cầu thực tế; đảm bảo tính nhất quán của chính sách; phù hợp với xu hướng phát triển; phù hợp với thông lệ quốc tế đã cam kết, đang đàm phán và đảm bảo cân đối của ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo đó, Bộ Tài chính đã xác định và tập trung vào các giải pháp và chương trình hành động nhằm giảm số lần, thời gian khai, nộp thuế của doanh nghiệp. Hiện Bộ Tài chính đang chỉ đạo quyết liệt cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, trong đó tập trung thực hiện ngay một số nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Tài chính, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 để tăng đối tượng được áp dụng khai thuế GTGT theo quý (thay vì kê khai theo tháng) bằng việc điều chỉnh mức doanh thu khai thuế GTGT theo quý từ dưới 20 tỷ/năm lên dưới 50 tỷ/năm. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế GTGT của doanh nghiệp là 41,46 giờ/năm và giảm số kê khai thuế GTGT là 8 lần/năm.
Thứ hai, sửa đổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP để cho phép doanh nghiệp có doanh thu (hiện đang khai, tạm nộp thuế TNDN theo quý và quyết toán năm) chỉ thực hiện khai quyết toán năm và tạm nộp thuế theo quý. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế TNDN là 47 giờ/năm; giảm số lần kê khai thuế TNDN là 4 lần/năm.
Thứ ba, sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ bãi bỏ quy định việc doanh nghiệp phải điều chỉnh thuế GTGT đầu vào khi đến kỳ hạn thanh toán chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế GTGT là 12 giờ/năm.
Như vậy, sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ giảm được số giờ nộp thuế là 88,36 giờ/năm (trong đó, thuế GTGT là 41,36 giờ/năm, thuế TNDN là 47 giờ/năm); số lần nộp thuế giảm 12 lần/năm (trong đó, thuế GTGT là 8 lần/năm, TNDN là 4 lần/năm).
Đồng thời, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, quản lý thuế...; Hiện Bộ Tài chính đã làm việc với WB, các Hiệp hội, đông thời đang lấy ý kiến các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để ban hành trước 30/8/2014: sửa đổi nội dung các tờ khai thuế (GTGT, TNDN...) phù hợp với chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực quốc tế; bỏ 05 loại chỉ tiêu đang buộc doanh nghiệp kê khai nhưng thực tế không cần thiết hoặc không thuộc nhiệm vụ của doanh nghiệp. Qua đó sẽ giảm được thêm 201,5 giờ/năm cho doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, quản lý thuế...; Hiện Bộ Tài chính đã làm việc với WB, các Hiệp hội, đông thời đang lấy ý kiến các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để ban hành trước 30/8/2014: sửa đổi nội dung các tờ khai thuế (GTGT, TNDN...) phù hợp với chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực quốc tế; bỏ 05 loại chỉ tiêu đang buộc doanh nghiệp kê khai nhưng thực tế không cần thiết hoặc không thuộc nhiệm vụ của doanh nghiệp. Qua đó sẽ giảm được thêm 201,5 giờ/năm cho doanh nghiệp.
08 giải pháp về thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
02 giải pháp về gia hạn nộp thuế: (i) Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; (ii) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) mà NSNN chậm thanh toán.
04 giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): (i) Bổ sung ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN) thuộc các Thành phố, quận mới được thành lập từ các huyện; (ii) Bổ sung quy định doanh nghiệp được trừ vào chi phí tính thuế TNDN đối với khoản chi phúc lợi cho người lao động nếu có hóa đơn, chứng từ hợp lệ; (iii) Quy định rõ chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư đã nêu phân kỳ đầu tư kèm lộ trình thực hiện cụ thể; (iv) Về sửa đổi, bổ sung tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa (XHH) trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường để được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN.
02 giải pháp về quản lý thu thuế: đối với những sắc thuế có 02 mức thuế suất, 02 phương pháp xác định thuế khác nhau, trong đó: (i) Về thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS) và chuyển nhượng chứng khoán; (ii) Về quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, cá nhân bán hàng đa cấp và quyết toán thuế đối với hộ kinh doanh khoán.
15 nhóm giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội
06 giải pháp về thuế TNDN: (i) Bổ sung quy định nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN; (ii) Về bổ sung ưu đãi thuế TNDN đối với công nghiệp hỗ trợ (CNHT); (iii) Về thuế TNDN đối với phần thu nhập của doanh nghiệp chuyển về nước của các dự án do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; (iv) Bổ sung ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 (mười hai nghìn) tỷ đồngvà phạm vi tác động sâu, rộng tới kinh tế - xã hội; (v) Về bổ sung ưu đãi thuế TNDN năm 2014-2015 đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; (vi) Về quy định khống chế đối với chi quảng cáo.
03 giải pháp về thuế TNCN: (i) Về miễn, giảm thuế TNCN đối với cá nhân Việt Nam là thuyền viên làm thuê cho các hãng tàu nước ngoài và tàu Việt Nam vận tải quốc tế; (ii) Quy định miễn thuế TNCN đối với chủ tàu cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ khai thác hải sản xa bờ; (iii) Thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng trong casino;
02 giải pháp về thuế GTGT: (i) Giải pháp về việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá là tài sản cố định của dự án đầu tư thực hiện xã hội hóa (XHH) trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường; (ii) Về hoàn thuế GTGT đối với tàu dùng khai thác hải sản mà tàu này được đóng mới, nâng cấp có công suất từ 400 CV trở lên của Chủ tàu khai thác hải sản.
Ngoài các nhóm giải pháp cụ thể trên, một số giải pháp lớn về thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Về quy đổi tỷ giá tính thuế và nộp ngân sách; Về thu vào NSNN năm 2015 đối với cổ tức được chia năm 2015 cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và đối với lợi nhuận còn lại của năm 2015 sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Về xóa tiền phạt chậm nộp thuế Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ, trình Quốc hội một số giải pháp như: xoá nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 01/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan như các doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan là những doanh nghiệp: tồn kho sản phẩm cao, phải vay ngân hàng với lãi suất cao 15%/năm trở lên (7/2011-2013), doanh nghiệp bị hủy các hợp đồng bán sản phẩm do thị trường bị co hẹp ... và đã nộp thuế trong năm 2014.
Như vậy, sau khi thực hiện tổng thể các giải pháp thuộc thầm quyền của Bộ Tài chính nêu trên và sau khi thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền Quốc hội và Chính phủ, dự kiến số giờ thực hiện khai và nộp thuế của người nộp thuế sẽ giảm được gần 300 giờ/năm.