Để bà con nghèo được “đỏ lửa” trong những ngày Tết Nguyên đán

PV.

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, những chuyến hàng dự trữ lại tỏa về với mọi vùng miền xa xôi của tổ quốc, hy vọng mang đến cho bà con nghèo, những hộ dân còn thiếu đói nơi đây một cái Tết no ấm.

Số hàng DTQG đến với mỗi người dân không nhiều nhưng đã kịp thời động viên họ vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất.
Số hàng DTQG đến với mỗi người dân không nhiều nhưng đã kịp thời động viên họ vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất.

Việc làm trên hết sức cần thiết, có ý nghĩa lớn lao, đậm chất nhân văn thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” sẻ chia của Chính phủ cho bà con vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiên tai, mất mùa, phòng chống dịch bệnh, thời điểm giáp hạt...đặc biệt là giúp người nghèo, những hộ dân còn thiếu đói được "đỏ lửa" trong những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Mặc dù số hàng DTQG đến với mỗi người dân không nhiều nhưng đã kịp thời động viên họ vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.

Việc triển khai thực hiện xuất cấp hàng dự trữ quốc gia(DTQG) để hỗ trợ, cứu trợ cho các địa phương gặp khó khăn trong các tình huống cấp bách là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của ngành DTQG. Nghĩa là, ngoài việc xuất cấp hàng DTQG để đáp ứng các mục tiêu của DTQG, Thủ tướng Chính phủ còn giao cho Bộ Tài chính triển khai công tác xuất cấp gạo không thu tiền để hỗ trợ cho học sinh tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các dự án trồng rừng nhằm mục tiêu góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Cụ thể như:

Đối với việc xuất gạo DTQG hỗ trợ cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Ngày 21/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Trong đó, đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn, nhà ở, cơ sở vật chất và thiết bị… nhưng thực tế tình hình giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều tồn tại, khó khăn; hầu hết học sinh dân tộc thiểu số đi học không đúng độ tuổi, tỷ lệ lưu ban và bỏ học cao hơn mặt bằng chung của cả nước và ngay cả trong tỉnh. Nguy cơ tái mù chữ đang tiềm ẩn trong học sinh dân tộc thiểu số là rất cao...

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 18/6/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, trong năm học 2013-2014 đã xuất cấp 58.336 tấn gạo hỗ trợ cho 430.000 học sinh tại 46 tỉnh, thành; Năm học 2014-2015 xuất cấp 67.741 tấn gạo, hỗ trợ cho 480.000 học sinh tại 49 tỉnh, thành; Học kỳ I năm học 2015-2016 đã xuất cấp 40.228 tấn hỗ trợ cho 537.640 học sinh tại 48 tỉnh, thành.

Việc các em học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ gạo, có lương thực đủ ăn trong thời gian theo học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định giúp cho số lượng học sinh theo học ngày càng tăng cao (mỗi năm tăng thêm khoảng 50.000 học sinh), các em có sức khỏe tập trung học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ cho địa phương, góp phần xây dựng quê hương đất nước;

Đối với việc hỗ trợ thực hiện Dự án trồng rừng:

Với mục tiêu tổng quát là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân nhằm ổn định dân cư và ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, trong những năm gần đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyêt một số chương trình Dự án; trong đó, có việc sử dụng nguồn gạo DTQG để hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhận khoán, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể:

- Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 68 xã thuộc 4 huyện vùng cao núi đá, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2008-2015; trong đó, ngoài nguồn kinh phí từ chương trình 661, từ ngân sách đầu tư, từ vốn tự có, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ cho 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang số lượng 12.896 tấn gạo từ nguồn DTQG (trong thời gian 07 năm).

Việc tiếp nhận gạo từ nguồn DTQG thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của UBND Tỉnh và được chia thành nhiều đợt trong năm; đến nay, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã hoàn thành việc xuất cấp gạo cho Dự án, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ đề ra và được địa phương đánh giá cao.

- Dự án hỗ trợ gạo cho huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa: Ngày 04/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 552/QĐ-TTg về việc xuất cấp (không thu tiền) 3.000 tấn gạo/năm với thời gian là 6 năm từ nguồn DTQG cho tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số (không bao gồm các hộ nghèo đã được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) trên địa bàn huyện Mường Lát tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2013-2018.

Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng rừng, mỗi tháng sẽ được hỗ trợ 10 kg gạo/khẩu/tháng; sau khi kết thúc thời gian thực hiện Dự án, người dân sẽ được hưởng lợi toàn bộ giá trị rừng cây do gia đình trồng. Kết quả, Tổng cục đã giao Cục DTNN Khu vực Thanh Hóa xuất năm 2013 là 1.082 tấn; năm 2014 là 2.455 tấn và năm 2015 là gần 3.000 tấn.

- Dự án hỗ trợ gạo cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, thực hiện Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang số lượng 5.481 tấn gạo thực hiện Dự án trồng rừng tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2018 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014 đã xuất cấp cho tỉnh Bắc Giang 436 tấn; năm 2015 xuất gần 1.000 tấn gạo.

Nhìn chung, công tác xuất cấp gạo hỗ trợ người dân tham gia trồng và giữ rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng, phát huy chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và duy trì được nguồn nước phục vụ sinh hoạt; thông qua việc thực hiện dự án trồng rừng đã từng bước cải thiện môi trường sinh thái, thay đổi môi trường sống có lợi cho con người; hệ thống rừng được tạo lập sẽ tạo nên môi trường xanh, góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch, phát triển kinh tế;

Đối với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng:

Việc hỗ trợ trang thiết bị DTQG cho các quân binh chủng, đã góp phần phục vụ công tác đảm bảo an toàn cho đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm cũng như đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; việc hỗ trợ vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân, ngư dân các địa phương ven biển đã củng cố lực lượng ngư dân bám biển; không những chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ vững chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc.

Đối với công tác chăm sóc sức khỏe:

Nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cho nhân dân; việc hỗ trợ các trang thiết bị y tế kịp thời đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh phát sinh, lan rộng; tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ. Đồng thời, việc xuất cấp trang thiết bị xe phát thanh lưu động đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho bà con nhân dân tại vùng sâu, vùng xa, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước.