Doanh nghiệp nhôm, thép tăng tốc nâng cao năng suất

Hạ Băng

Để gia tăng năng lực canh tranh của ngành nhôm, thép, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh phát triển theo hướng “đi tắt, đón đầu”, ứng dụng những công nghệ hiện đại, áp dụng nhiều công cụ cải tiến năng suất, chất lượng.

Việc ứng dụng công nghệ quản lý tự động sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nhôm, thép tăng năng lực sản xuất, tối ưu hóa tồn kho.
Việc ứng dụng công nghệ quản lý tự động sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nhôm, thép tăng năng lực sản xuất, tối ưu hóa tồn kho.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia, đầu tiên các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển ngành nhôm, thép và tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau đó, thiết lập quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành để đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất các mặt hàng thép đặc biệt.

Từ đó, đáp ứng nguyên liệu đầu vào của những ngành công nghiệp chế tạo khác, hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép đặc biệt, không chỉ dừng lại nguyên liệu mà còn là thành phẩm.

Như vậy, việc tăng năng suất ngành nhôm, thép Việt Nam sẽ giúp đáp ứng nhu cầu trong nước, nhờ đó ghìm lại sự tăng giá của giá của sản phẩm.

Đối với công nghệ, trước tiên các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng ứng dụng hệ thống quản lý tự động tại nhà máy như hệ thống phần mềm ERP.

Việc ứng dụng công nghệ quản lý tự động sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nhôm, thép tăng năng lực sản xuất, tối ưu hóa tồn kho, nâng cao lợi nhuận và đặc biệt phần mềm tích hợp đầy đủ các ứng dụng khác giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

Giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cũng là giải pháp quan trọng các doanh nghiệp cần lưu ý đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh áp dụng, thu về nhiều kết quả khả quan, điển hình như trường hợp Công ty cổ phần Accuracy.

Việc tăng năng suất ngành nhôm, thép Việt Nam sẽ giúp đáp ứng nhu cầu trong nước, nhờ đó ghìm lại sự tăng giá của giá của sản phẩm. 
Việc tăng năng suất ngành nhôm, thép Việt Nam sẽ giúp đáp ứng nhu cầu trong nước, nhờ đó ghìm lại sự tăng giá của giá của sản phẩm. 

Ngay từ năm 2022, doanh nghiệp này đã được Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Sam Sung và UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất làm việc thông qua dự án xây dựng nhà máy thông minh, trong đó tập trung xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; cải tiến năng suất lao động tại tất cả các công đoạn sản xuất.

Đến nay, Công ty đã hoàn thiện gia công công đoạn dập, mài; cải tiến nâng hạ vật nặng đảm bảo an toàn lao động cho công nhân; đồng thời chuẩn hóa và giảm 1/2 thời gian chuyển đổi model trên máy dập 150 tấn; sắp xếp lại kho nguyên liệu nhằm tối ưu hóa diện tích và quản lý nguyên vật liệu theo quy trình số hóa.

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm khuôn, tiện, dập, hàn, trước đây, doanh nghiệp quản lý dữ liệu hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, sử dụng nguồn lực con người.

Giờ đây, Công ty đã số hóa và quản lý các dữ liệu trên phần mềm và hệ thống hóa các công đoạn sản xuất. Quan trọng nhất là dự án đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro, lãng phí, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất. Qua đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tương tự, Công ty TNHH nhôm Đức Thắng cũng là doanh nghiệp đã và đang có nhiều nỗ lực trong nâng cao năng suất lao động.

Nhiều năm hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhôm thanh định hình, với lợi thế về kinh nghiệm sản xuất và nhu cầu của thị trường, công ty đã quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn lực lao động địa phương để phục vụ sản xuất.

Với diện tích nhà xưởng 3.000 m2 bao gồm nhà điều hành và nhà xưởng, cũng như dây chuyền thiết bị hiện đại sản xuất khép kín, Công ty TNHH nhôm Đức Thắng là một những đơn vị đầu tiên sản xuất các sản phẩm nhôm thanh định hình trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm bổ sung vào dây chuyền sản xuất 1 lò nung phôi bằng điện thay thế lò nung bằng than nhằm đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đáp ứng tiến độ sản xuất của các đơn hàng.

Các sản phẩm nhôm định hình của đơn vị sản xuất ra đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân dụng. Sản phẩm không những đem lại tiện ích đa năng ứng dụng trong sản xuất mà còn là vật liệu xây dựng bền bỉ, giúp tiết kiệm chi phí.