Độc đáo cách dạy con tiêu tiền
(Tài chính) Từ năm cu Tí học lớp 2, vợ chồng anh Hưng đã nghĩ ra một cách vô cùng độc đáo để vừa cho phép cậu con trai tự quyết định mọi chi tiêu, lại vẫn kiểm soát được cách tiêu tiền của cậu con mới 8 tuổi.
Anh chị mở một tài khoản ngân hàng cho con trai, nhưng không giống như những tài khoản khác, ngân hàng của cu Tí có tên “ngân hàng mẹ”. Lẽ dĩ nhiên đã là “ngân hàng” thì gửi tiền phải có lãi.
Mỗi tuần anh chị cho Tí 30 nghìn tiền tiêu vặt, mỗi tháng là 120 nghìn, cộng với tiền mừng tuổi, tiền ông bà, cô dì chú bác cho, tặng… tất cả đều được gửi vào “ngân hàng mẹ”. Cứ mùng 3 hàng tháng, cu Tí lại lấy giấy bút để hai mẹ con cùng tính toán tiền lãi mỗi tháng. Lãi suất anh chị đưa ra là 1%/ tháng. Tiền lãi tiếp tục được cộng dồn vào số tiền gốc, tháng sau lại tiếp tục tính lãi.
Khi nào cu Tí cần tiền mua gì đó, sẽ hỏi ý kiến bố mẹ và phải trình bày xem số tiền cần dùng sẽ lấy từ nguồn nào: tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt hay tiền được cho… Nếu “tài khoản” gửi “ngân hàng mẹ” không đủ, Tí có thể tạm ứng trước tiền tiêu vặt hàng tuần. Tuy nhiên, “ngân hàng mẹ” quy định tạm ứng trước sẽ bị trừ 5 nghìn, nghĩa là chỉ còn 25 nghìn/ tuần; còn nếu “rút” tiền tiêu vặt sau sẽ được cộng thêm 5 nghìn. Và quy định là không được tạm ứng quá 2 tháng. Mọi lỗ lãi đều được hai mẹ con tính toán rất chi li và sòng phẳng.
Cũng chính vì thế, cu Tí học được cách chi tiêu rất tiết kiệm. Trước khi mua thứ gì đó, cu cậu tìm hiểu thông tin rất kỹ càng để tìm nơi nào có giá tốt nhất. Ngoài dùng google để tìm kiếm thông tin, nếu muốn mua đồ chơi, Tí đề nghị bố mẹ chở thẳng đến phố Lương Văn Can để khảo giá trước khi quyết định mua.
Từ việc mua gì, bao nhiêu tiền cho tới mua nó ở đâu…. Tí là người đưa ra quyết định, còn bố mẹ là người duyệt. Tuy nhiên, những món đồ được ưu tiên luôn là sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi… Do chỉ được phép tiêu số tiền của mình nên Tí luôn phải đắn đo suy nghĩ trước khi mua một món đồ nào đó. Tuy vậy, hai bậc phụ huynh cũng có những ngoại lệ. Như một lần cậu con trai muốn mua bộ đồ chơi Lego trong khi cu cậu chỉ có 300 nghìn, cộng thêm tạm ứng tiền tiêu vặt mà vẫn thiếu 70 nghìn, anh chị sẵn sàng chi thêm cho con trai.
Hay trong việc gửi tiền trả lãi, có lẽ do được rèn luyện tính toán từ nhỏ nên Tí có những “mưu mẹo” rất khôn. Mặc dù mồng 3 hàng tháng là ngày trả lãi nhưng mỗi khi có khoản tiền nào đó vào dịp cuối tháng, cu cậu gửi ngay mẹ để mồng 3 tháng sau được tính lãi cả số tiền đó. Những kế khôn vặt rất đáng yêu như thế này của con trai vẫn được anh chị vui vẻ chấp nhận.
Sau 2 năm sử dụng “ngân hàng mẹ” (năm nay Tí đã học lớp 4), tài khoản của cu cậu đã có 8 triệu – một con số không hề nhỏ với một cậu bé 10 tuổi, đặc biệt số tiền này lại nhờ vào tài chi tiêu có kế hoạch, hợp lý của Tí cộng thêm sự định hướng, kiểm soát nhất định của bố mẹ.
Ngoài việc tiết kiệm được một khoản kha khá, cu cậu cũng dần làm quen với việc lập kế hoạch chi tiêu, quyết định chọn mua những thứ cần thiết và biết cách tìm những nơi có giá tốt nhất để chi tiền.
Ngoài việc dạy con những bài học đầu tiên về quản lý tài chính, anh chị còn hướng dẫn Tí cách lập kế hoạch cho tương lai. Chỉ đơn giản là việc cu cậu sẽ làm gì trong tuần tới, tháng tới hay 2 năm tới. Do bố đang công tác tại Úc nên từ lâu Tí đã mơ ước được đặt chân tới đất nước của chuột túi. Trong bản kế hoạch dự kiến đi Úc của cu cậu có tất cả những chi tiết như sẽ đi đâu, làm gì, ăn gì, mua gì… Vợ chồng anh Hưng hoàn toàn bất ngờ khi cu cậu viết trong bản kế hoạch của mình là muốn tới Tasmania để trượt tuyết, hay không khỏi phì cười khi biết con trai dự định sẽ mua “hàu đại dương” của Úc về Hà Nội thưởng thức.
Mặc dù những dự định của Tí chẳng có gì cao siêu hay to tát, mà chỉ là những sở thích ngộ nghĩnh của một đứa trẻ nhưng với vợ chồng anh, điều đó cho thấy cu Tí đã biết vạch ra một kế hoạch bằng cách tìm kiếm thông tin về nó và chuẩn bị nó như thế nào. Theo quan điểm của anh chị thì một người thành công là người biết quản lý thời gian và quản lý tài chính. Đó cũng là lý do anh chị muốn con rèn luyện những kỹ năng này từ khi còn nhỏ.
Mỗi tuần anh chị cho Tí 30 nghìn tiền tiêu vặt, mỗi tháng là 120 nghìn, cộng với tiền mừng tuổi, tiền ông bà, cô dì chú bác cho, tặng… tất cả đều được gửi vào “ngân hàng mẹ”. Cứ mùng 3 hàng tháng, cu Tí lại lấy giấy bút để hai mẹ con cùng tính toán tiền lãi mỗi tháng. Lãi suất anh chị đưa ra là 1%/ tháng. Tiền lãi tiếp tục được cộng dồn vào số tiền gốc, tháng sau lại tiếp tục tính lãi.
Khi nào cu Tí cần tiền mua gì đó, sẽ hỏi ý kiến bố mẹ và phải trình bày xem số tiền cần dùng sẽ lấy từ nguồn nào: tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt hay tiền được cho… Nếu “tài khoản” gửi “ngân hàng mẹ” không đủ, Tí có thể tạm ứng trước tiền tiêu vặt hàng tuần. Tuy nhiên, “ngân hàng mẹ” quy định tạm ứng trước sẽ bị trừ 5 nghìn, nghĩa là chỉ còn 25 nghìn/ tuần; còn nếu “rút” tiền tiêu vặt sau sẽ được cộng thêm 5 nghìn. Và quy định là không được tạm ứng quá 2 tháng. Mọi lỗ lãi đều được hai mẹ con tính toán rất chi li và sòng phẳng.
Cũng chính vì thế, cu Tí học được cách chi tiêu rất tiết kiệm. Trước khi mua thứ gì đó, cu cậu tìm hiểu thông tin rất kỹ càng để tìm nơi nào có giá tốt nhất. Ngoài dùng google để tìm kiếm thông tin, nếu muốn mua đồ chơi, Tí đề nghị bố mẹ chở thẳng đến phố Lương Văn Can để khảo giá trước khi quyết định mua.
Từ việc mua gì, bao nhiêu tiền cho tới mua nó ở đâu…. Tí là người đưa ra quyết định, còn bố mẹ là người duyệt. Tuy nhiên, những món đồ được ưu tiên luôn là sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi… Do chỉ được phép tiêu số tiền của mình nên Tí luôn phải đắn đo suy nghĩ trước khi mua một món đồ nào đó. Tuy vậy, hai bậc phụ huynh cũng có những ngoại lệ. Như một lần cậu con trai muốn mua bộ đồ chơi Lego trong khi cu cậu chỉ có 300 nghìn, cộng thêm tạm ứng tiền tiêu vặt mà vẫn thiếu 70 nghìn, anh chị sẵn sàng chi thêm cho con trai.
Hay trong việc gửi tiền trả lãi, có lẽ do được rèn luyện tính toán từ nhỏ nên Tí có những “mưu mẹo” rất khôn. Mặc dù mồng 3 hàng tháng là ngày trả lãi nhưng mỗi khi có khoản tiền nào đó vào dịp cuối tháng, cu cậu gửi ngay mẹ để mồng 3 tháng sau được tính lãi cả số tiền đó. Những kế khôn vặt rất đáng yêu như thế này của con trai vẫn được anh chị vui vẻ chấp nhận.
Sau 2 năm sử dụng “ngân hàng mẹ” (năm nay Tí đã học lớp 4), tài khoản của cu cậu đã có 8 triệu – một con số không hề nhỏ với một cậu bé 10 tuổi, đặc biệt số tiền này lại nhờ vào tài chi tiêu có kế hoạch, hợp lý của Tí cộng thêm sự định hướng, kiểm soát nhất định của bố mẹ.
Ngoài việc tiết kiệm được một khoản kha khá, cu cậu cũng dần làm quen với việc lập kế hoạch chi tiêu, quyết định chọn mua những thứ cần thiết và biết cách tìm những nơi có giá tốt nhất để chi tiền.
Ngoài việc dạy con những bài học đầu tiên về quản lý tài chính, anh chị còn hướng dẫn Tí cách lập kế hoạch cho tương lai. Chỉ đơn giản là việc cu cậu sẽ làm gì trong tuần tới, tháng tới hay 2 năm tới. Do bố đang công tác tại Úc nên từ lâu Tí đã mơ ước được đặt chân tới đất nước của chuột túi. Trong bản kế hoạch dự kiến đi Úc của cu cậu có tất cả những chi tiết như sẽ đi đâu, làm gì, ăn gì, mua gì… Vợ chồng anh Hưng hoàn toàn bất ngờ khi cu cậu viết trong bản kế hoạch của mình là muốn tới Tasmania để trượt tuyết, hay không khỏi phì cười khi biết con trai dự định sẽ mua “hàu đại dương” của Úc về Hà Nội thưởng thức.
Mặc dù những dự định của Tí chẳng có gì cao siêu hay to tát, mà chỉ là những sở thích ngộ nghĩnh của một đứa trẻ nhưng với vợ chồng anh, điều đó cho thấy cu Tí đã biết vạch ra một kế hoạch bằng cách tìm kiếm thông tin về nó và chuẩn bị nó như thế nào. Theo quan điểm của anh chị thì một người thành công là người biết quản lý thời gian và quản lý tài chính. Đó cũng là lý do anh chị muốn con rèn luyện những kỹ năng này từ khi còn nhỏ.