KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI

Thu từ giá trị tăng thêm của đất do đầu tư hạ tầng mang lại tại các nước

Thu từ giá trị tăng thêm của đất do đầu tư hạ tầng mang lại tại các nước

(Tài chính) Điều tiết giá trị tăng thêm từ nhà, đất đã và đang được thực thi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách thu điều tiết đối với giá trị tăng thêm từ đất ở các khu vực do việc đầu tư cơ sở hạ tầng làm gia tăng giá trị của nhà, đất sở hữu bởi khu vực tư nhân cho 3 giai đoạn: phát triển dự án, quá trình sử dụng bất động sản và khi chuyển nhượng bất động sản.
Phát huy nguồn lực đất đai:  Nhìn từ thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Phát huy nguồn lực đất đai: Nhìn từ thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh

(Tài chính) Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, khơi thông nguồn lực tài chính từ thị trường này đóng góp vào kinh tế - xã hội đất nước. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được những bước phát triển nhất định, tuy nhiên, để phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của thị trường này, TP. Hồ Chí Minh cần vượt qua nhiều bất cập bằng các giải pháp đột phá…
Hoàn thiện chính sách giá tính các khoản thu từ bất động sản tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách giá tính các khoản thu từ bất động sản tại Việt Nam

(Tài chính) Thực tế cho thấy, toàn bộ các chính sách thu từ bất động sản (nhà, đất) và chính sách giá để tính các khoản thu bất động sản tại Việt Nam bên cạnh những thành công, còn có không ít hạn chế. Các chính sách thu và chính sách giá tính các khoản thu từ bất động sản cần được hoàn thiện, nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Đấu giá quyền sử dụng đất:  Công cụ giải quyết bức xúc về đất đai

Đấu giá quyền sử dụng đất: Công cụ giải quyết bức xúc về đất đai

(Tài chính) Giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp quan trọng được quy định trong Luật Đất đai năm 2003 nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên, trong thực tế, việc làm này chưa được áp dụng phổ biến. Nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý, sử dụng đất đai thời gian qua có thể được giải quyết nếu như việc đấu giá được triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả.
Đột phá trong khai thác nguồn lực tài chính đất đai ở Đà Nẵng

Đột phá trong khai thác nguồn lực tài chính đất đai ở Đà Nẵng

(Tài chính) Thành công nổi bật của TP. Đà Nẵng trong những năm qua là việc tổ chức khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tròn 15 năm phát triển, Đà Nẵng từ chỗ là một đô thị nghèo, thu ngân sách nhà nước hạn hẹp đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Đổi mới pháp luật về tài chính đất đai

Đổi mới pháp luật về tài chính đất đai

(Tài chính) Dự kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi. Việc tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính đất đai trong Luật Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt, giúp khơi thông nguồn lực tài chính từ đất đai, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bài viết đặt ra vấn đề nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý giá đất trong dự án Luật Đất đai sửa đổi nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai…
Chính sách tài chính đất đai:  Kết quả đạt được và một số kiến nghị

Chính sách tài chính đất đai: Kết quả đạt được và một số kiến nghị

(Tài chính) Luật Đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các quy định đổi mới mang tính tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường. Bên cạnh chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai, Nhà nước đã ban hành chính sách khai thác nguồn tài chính từ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các công cụ kinh tế để thực hiện chính sách này.
Đổi mới chính sách pháp luật tài chính đất đai phục vụ phát triển kinh tế

Đổi mới chính sách pháp luật tài chính đất đai phục vụ phát triển kinh tế

(Tài chính) Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp, liên quan đến không chỉ đối với sản xuất mà còn cả đối với ổn định chính trị xã hội. Việc quản lý đất đai trên cả phương diện hiện vật và giá trị đòi hỏi tổng thể đồng bộ các công cụ cơ chế, chính sách, pháp luật. TCTC trân trọng giới thiệu bài viết của GS.,TS. Vương Đình Huệ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề này.
Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai hiện nay

Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai hiện nay

(Tài chính) Lãng phí trong sử dụng và bất cập trong quản lý đất đai là hiện trạng diễn ra ở hầu khắp các địa phương hiện nay. Đây cũng là một trong những trở ngại lớn của phát triển kinh tế - xã hội đã được đề cập nhiều. Thời gian qua, dù các cấp, các ngành đã đẩy mạnh thanh tra, xử lý vi phạm nhưng tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai vẫn chưa mấy suy giảm.