LĨNH VỰC KINH TẾ - TÀI CHÍNH: KẾT QUẢ 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2022

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tài chính để phát triển đất nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tài chính để phát triển đất nước

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và khó lường, tác động xấu đến mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế-xã hội (KT-XH) nói chung và công tác tài chính ngân sách nói riêng. Trong bối cảnh đó, công tác cân đối ngân sách nhà nước đã được Bộ Tài chính điều hành, thực hiện linh hoạt, kịp thời, sát với thực tiễn, góp phần vào hoàn thành thắng lợi “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển KT-XH, đảm bảo đời sống nhân dân. Nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Tài chính (TCTC) về những thành tựu ngành Tài chính đạt được trong năm 2021, cũng như chủ trương, định hướng quản lý điều hành nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2022 và giai đoạn tiếp theo.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022

Năm 2021, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư lan rộng. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 ước tính chỉ đạt 2,6%. Những khó khăn đến từ sự suy yếu của cầu nội địa, chuỗi sản xuất đứt gãy, tăng trưởng vốn thấp… Tuy vậy, thương mại quốc tế đang là điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với các tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do mới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tốt hơn trong năm 2022 với nhiều yếu tố hỗ trợ như tiến trình tiêm chủng vắc xin được đẩy nhanh, sự hồi phục của các đối tác lớn cùng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu dùng nội địa và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong giai đoạn tới.
Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Cơ cấu lại kinh tế giúp phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh COVID-19.
Đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Năm 2021, đại dịch COVID-19 tái bùng phát và lan rộng ra nhiều địa phương, ảnh hưởng mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, khiến việc cân đối ngân sách nhà nước khó khăn hơn trước áp lực tăng chi cho phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong điều hành, nhiều mục tiêu tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021 đề ra đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề vững chắc để triển khai nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách nhà nước trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới phức tạp, nguy hiểm hơn.
Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững

Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững

Để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thì việc đảm bảo nguồn lực cho phát triển có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Tạo đà tăng trưởng kinh tế từ vốn đầu tư công

Tạo đà tăng trưởng kinh tế từ vốn đầu tư công

Trong bối cảnh đại địch COVID-19, đầu tư công được xác định là nguồn vốn “mồi” để thúc đẩy, kích thích nhiều nguồn vốn khác, tạo động lực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bám sát kế hoạch được giao, năm 2021, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, phân bổ vốn cho các dự án. Năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch năm. Kết quả này góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam hiện là một trong số rất ít quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới.
Quản lý, điều hành giá linh hoạt, hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID- 19

Quản lý, điều hành giá linh hoạt, hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID- 19

Trong năm 2021, tác động từ đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết, các quốc gia thay đổi chính sách tiền tệ để phù hợp với tình hình mới đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ trên thế giới và cả trong nước. Mặc dù phải đối diện với nhiều khókhăn, thách thức nhưng công tác quản lý, điều hành giá vẫn được triển khai một cách linh hoạt, hiệu quả, góp phần đảm bảo được các mục tiêu như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống người dân và điều kiện sản xuất đầu vào cho doanh nghiệp; thúc đẩy hồi phục tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế...
Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công theo hướng bền vững

Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công theo hướng bền vững

Công tác quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và năm 2021 đã được cải thiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn an toàn, nợ công dự kiến cuối năm 2021 khoảng 44% GDP, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa.
Tăng tốc chuyển đổi số, hiện đại hóa toàn diện ngành Thuế Việt Nam

Tăng tốc chuyển đổi số, hiện đại hóa toàn diện ngành Thuế Việt Nam

Năm 2021, bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, định hướng của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong toàn hệ thống; đẩy mạnh số hóa công tác quản lý thuế với nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước của ngành Tài chính.