(Tài chính) Lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) khẳng định, không có chuyện phát sinh thêm loại phí mới “hành” người dân. Đồng thời, chuyện thu phí, lệ phí đảm bảo nguyên tắc không trùng, không tùy tiện.
(Tài chính) Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) đã chia sẻ với phóng viên xung quanh việc dư luận cho rằng, hiện đang có tình trạng tồn tại quá nhiều loại phí, lệ phí gây gánh nặng đối với doanh nghiệp và người dân.
(Tài chính) Phí và lệ phí là khoản tiền phải đóng không lớn và có những khoản chỉ phải đóng một lần duy nhất nhưng lại khiến dư luận xã hội bức xúc trước những thống kê có hàng trăm loại phí và lệ phí đang đè lên mỗi một người dân, gây áp lực không nhỏ trong cuộc sống. Phóng viên vừa có cuộc trao đổi với ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài Chính) xung quanh vấn đề này.
(Tài chính) Theo Bộ Tài chính, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ phí, lệ phí của các địa phương năm 2011 đạt 37.775 tỷ đồng, năm 2012 đạt 25.150 tỷ đồng, và năm 2013 đạt 27.554 tỷ đồng. Nguồn thu này đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phí, lệ phí theo hướng đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp quy định về phí, lệ phí cho HĐND cấp tỉnh, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(Tài chính) Ngoài đề xuất bỏ một số loại phí như phí xây dựng, phí an ninh trật tự hay phí phòng chống thiên tai Bộ Tài chính cũng cho rằng nên đưa một số khoản thu vốn là giá dịch vụ ra khỏi danh mục phí, lệ phí.
(Tài chính) Số liệu mới đây của Bộ Tài chính cho biết, tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ phí, lệ phí trong thời gian từ năm 2011-2013, như sau: Năm 2011 đạt 42.023 tỷ đồng (bằng 5,8% tổng thu NSNN); Năm 2012 đạt 29.112 tỷ đồng (bằng 3,9% tổng thu NSNN) và năm 2013: 31.271 tỷ đồng (bằng 3,8% tổng thu NSNN). Điều quan trọng nhất đó là việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí và lệ phí thực sự hiệu quả và minh bạch.
(Tài chính) Pháp lệnh phí và lệ phí được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/8/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Qua 12 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng còn một số tồn tại, vướng mắc. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã ra Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí và định hướng hoàn thiện.
(Tài chính) Chiều 11/4, Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức “Phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí” đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan là thành viên Chính phủ.