Gia tăng đáng kể lợi thế cạnh tranh nếu tích hợp ISO 27001 và ISO 9001

Ánh Dương

Tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 27001 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, hợp lý hóa giờ làm việc và giảm gánh nặng hành chính.

ISO 9001 và ISO 27001 là hai tiêu chuẩn khác nhau nhằm giải quyết hai vấn đề khác nhau, do đó sẽ có một số khác biệt để đạt được các mục tiêu riêng
ISO 9001 và ISO 27001 là hai tiêu chuẩn khác nhau nhằm giải quyết hai vấn đề khác nhau, do đó sẽ có một số khác biệt để đạt được các mục tiêu riêng

6 điểm khác biệt lớn

ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS), được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987 và là một trong những công cụ quản lý được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Trong khi đó, ISO 27001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS) - một công cụ hiệu quả và thực tế để giảm thiểu rủi ro bảo mật thông tin.

ISO 9001 và ISO 27001 là hai tiêu chuẩn khác nhau nhằm giải quyết hai vấn đề khác nhau, do đó sẽ có một số khác biệt để đạt được các mục tiêu riêng của hệ thống quản lý tương ứng.

ISO 27001 cho phép các doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho cùng một nguồn lực với nhiều trách nhiệm nhưng ISO 9001 thì không.
ISO 27001 cho phép các doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho cùng một nguồn lực với nhiều trách nhiệm nhưng ISO 9001 thì không.

Thứ nhất, là xác định phạm vi: Phạm vi ISO 27001 phải bao gồm các sản phẩm, thông tin, phần mềm, hệ thống, công ty con, chức năng, quy trình và khu vực địa lý quan trọng cần chứng nhận ISO.

Trong khi đó, ISO 9001 cho phép loại trừ các yêu cầu không thể áp dụng khi việc loại trừ đó không ảnh hưởng đến khả năng hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Thứ hai là cam kết từ lãnh đạo: ISO 27001 không cần sự lãnh đạo của nhóm lãnh đạo cấp cao tham gia vào quá trình triển khai.

Tuy nhiên, ISO 9001 lại khác ở khía cạnh này. Trong ISO 9001, đội ngũ lãnh đạo sẽ phải tham gia vào việc tạo điều kiện cho các chính sách pháp lý và kỹ thuật cần thiết để duy trì, liên tục triển khai phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trọng tâm.

Thứ ba, là chính sách: Điểm khác biệt lớn giữa cả hai là ISO 9001 yêu cầu soạn thảo chính sách chất lượng, điều này không bắt buộc đối với ISO 27001.

Thứ tư, là thiếp lập kiểm soát: Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu cụ thể việc xác định rủi ro và cơ hội trong các bối cảnh khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 27001 cung cấp danh sách các biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng để giảm thiểu những rủi ro, trong khi đó ISO 9001 lại không có bộ biện pháp kiểm soát.

Thứ năm, là phân bổ nguồn lực: Cả hai tiêu chuẩn đều nêu rõ rằng các nguồn lực nội bộ/bên ngoài phải được chỉ định nhằm thực hiện những chính sách và biện pháp kiểm soát cần thiết để tuân thủ. ISO 27001 cho phép các doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho cùng một nguồn lực với nhiều trách nhiệm nhưng ISO 9001 thì không.

Thứ sáu, là sự khác biệt trong vận hành: Mặc dù tên các điều khoản có thể giống nhau nhưng ISO 9001 tập trung vào việc xác định và kiểm soát các quy trình; trong khi ISO 27001 tập trung vào việc thiết lập các biện pháp kiểm soát bảo mật thông tin.

Nhiều lợi ích nếu tích hợp

Việc tích hợp hai tiêu chuẩn khác nhau này và hệ thống quản lý của chúng giúp doanh nghiệp áp dụng các quy trình bao trùm nhiều nền tảng trong hoạt động và bảo mật. Cả hai đều góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này giúp hợp lý hóa giờ làm việc và giảm gánh nặng hành chính.

Chứng nhận ISO thể hiện sự tuân thủ các yêu cầu khắt khe của khách hàng cũng như các cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp có thể đồng thời chứng minh khả năng và cam kết của mình trong việc quản lý rủi ro bảo mật thông tin; đồng thời thể hiện năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tối ưu.

Không chỉ một mà hai chứng chỉ ISO sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp.

"Khách hàng sẽ không chỉ tin tưởng rằng doanh nghiệp đã giảm thiểu rủi ro và thiết lập được các biện pháp kiểm soát an ninh thông tin cần thiết mà còn biết doanh nghiệp có thể mang lại sự hài lòng tốt hơn cho họ. Tất cả những điều đó giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp đối với những khách hàng tiềm năng mới", lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ.

ISO 9001 và ISO 27001 có thể dùng chung một số các quy trình và yêu cầu. Bởi vậy, doanh nghiệp cần xác định những tài liệu có thể dùng chung để loại bỏ nhu cầu soạn thảo các quy trình trùng lặp.

Thông thường, các doanh nghiệp có thể thấy việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia sẽ tiêu tốn một khoản chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, nếu kết hợp áp dụng hai tiêu chuẩn sai cách có thể dẫn đến thất bại trong quá trình đánh giá chứng nhận.

Chi phí phát sinh cũng như thời gian dành cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc kiểm tra lại sẽ đắt hơn rất nhiều so với báo giá từ các chuyên gia hướng dẫn tuân thủ bên ngoài.