Hiệu ứng tích cực từ hoạt động thúc đẩy năng suất chất lượng tại địa phương

Quang Hào

Theo đánh giá của đa số các địa phương, sau một thời gian triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, đến nay, hiệu quả triển khai dự án mang lại rất rõ nét. Cùng với hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, hoạt động thúc đẩy năng suất chất lượng tại các địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

hHện nay, 58/63 địa phương đã có dự án năng suất chất lượng được phê duyệt.
hHện nay, 58/63 địa phương đã có dự án năng suất chất lượng được phê duyệt.

Sau 10 năm triển khai Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, đến nay hoạt động này đã đạt được những kết quả tích cực.

Số liệu thống kê của Ban điều hành Chương trình cho thấy, hiện nay, 58/63 địa phương đã có dự án năng suất chất lượng được phê duyệt. Một số địa phương không xây dựng dự án năng suất chất lượng thuộc Chương trình nhưng đã và đang triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng trong khuôn khổ các Chương trình, đề án, dự án khoa học và công nghệ.

Theo Ban điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích khi tham gia Chương trình năng suất chất lượng được các địa phương trên cả nước đẩy mạnh triển khai. Nhờ đó, từ 2016-2019, hàng trăm hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về năng suất chất lượng, Giải thưởng chất lượng được tổ chức với sự tham dự của gần 2.000 lượt đại biểu.

Cùng với đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về năng suất chất lượng trong khuôn khổ dự án 1, 2; tập huấn về năng suất chất lượng, Giải thưởng chất lượng và các nội dung liên quan khác cho gần 1.000 lượt cán bộ các sở, ban ngành, doanh nghiệp tại địa phương với sự phối hợp tốt của các địa phương như: TP. Hồ Chí Minh; Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Nam, Sơn La...

Công tác điều tra, khảo sát “sức khỏe” doanh nghiệp, tư vấn hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng dự án năng suất chất lượng liên tục được đẩy mạnh triển khai. Tính đến cuối năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh đã trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cho khoảng 500 lượt doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; áp dụng TCVN, QCVN; chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng, áp dụng TCCS; tham gia giải thưởng Chất lượng quốc gia...

Thực tế triển khai cho thấy, nhiều địa phương triển khai Dự án ở giai đoạn II đạt hiệu quả tương đối tốt như: Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng, Cà Mau...

Cùng với hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng cũng được đẩy mạnh triển khai, nhờ đó đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng ở địa phương.

Số liệu thống kê của Ban điều hành Chương trình cho thấy, hiện nay, 58/63 địa phương đã có dự án năng suất chất lượng được phê duyệt. Một số địa phương không xây dựng dự án năng suất chất lượng thuộc Chương trình nhưng đã và đang triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng trong khuôn khổ các Chương trình, đề án, dự án khoa học và công nghệ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình tại các địa phương cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức như: Đội ngũ cán bộ quản lý, tư vấn năng suất chất lượng còn rất thiếu; nguồn kinh phí sử dụng chủ yếu từ ngân sách địa phương rất hạn hẹp; nhận thức và sự quan tâm, chủ động thực hiện các cải tiến nâng cao năng suất chất lượng còn chưa đầy đủ…

Phân tích thêm về những tồn tại, hạn chế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp chia sẻ, thực tế triển khai cho thấy, sự tham gia của các doanh nghiệp, chủ thể của hoạt động nâng cao năng suất chất lượng còn chưa chủ động, tích cực. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác là kinh phí đầu tư cho Chương trình còn hạn hẹp. Trong khi đó, các dự án hầu hết sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học, chưa huy động được các nguồn kinh phí khác.

Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng tại địa phương, ông Hà Minh Hiệp cho rằng, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về năng suất chất lượng cho doanh nghiệp cần tập trung tuyên truyền về các mô hình điểm, doanh nghiệp điển hình trong phong trào năng suất chất lượng. Đồng thời, chú trọng triển khai hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng...