Hơn 300 nghìn hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp sau 3 năm thí điểm
(Tài chính) Nhằm tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại trụ sở Bộ Tài chính ngày 27/6/2014.
Toàn cảnh Hội nghị. Nguồn: financePlus.vn
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ: “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X vê nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiếm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013 (Quyết đinh số 315/QĐ-TTg) và triển khai tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước với 3 loại hình sản phẩm: Cây lúa, vật nuôi và thủy sản (tôm, cá).
Trên cơ sở Quyết định 315/QĐ-TTg, Bộ Tài chính cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện như: xác định phạm vi bảo hiểm, xây dựng quy tắc bảo hiểm, quy trình nuôi trồng, quy trình xác nhận thiên tai, dịch bệnh làm căn cứ để bồi thường cũng như các hướng dẫn về tài chính, ngân sách. Hai Bộ đã phối họp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo thực hiện, giải quyết khó khăn, vướng mắc tại từng địa phương, cơ sở và bổ sung, sửa đổi kịp thời cơ chế chinh sách, nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình.
Theo đó, Ủy ban nhân dân 20 tỉnh, thành phố nơi thực hiện thí điểm đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã, giao trách nhiệm cho các cơ quan tài chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp, triển khai công lác thí điểm. Định kỳ hàng năm, 6 tháng có sơ kết, đánh giá, tăng cường công tác tuyên truyền đến từng địa bàn, từng hộ dân tích cực hưởng ứng tham gia.
Nhiều thành công thiết thực
Qua 3 năm quyết liệt thực hiện, công tác thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua những con số ấn tượng, cụ thể:
Về số lượng hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm
Trong 3 năm triển khai có tới 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Trong đó, về diện hộ: có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp; về đối tượng bảo hiểm: có 236.397 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm cây lúa, 60.133 hộ nông dân tham gia bảo hiểm vật nuôi, 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm thủy sản.
Về tổng giá trị được bảo hiểm
Tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng, trong đó cay lúa là 2.151 tỷ đồng, vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng.
Về doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp
Tổng doanh thu phí bảo hiểm là 394.000 triệu đồng, trong đó, thủy sản là 218.175 triệu đồng (chiếm 55,37%), cây lúa là 91.919 triệu đồng (chiếm 23,33%), vật nuôi là 83.906 triệu đồng (chiếm 21,3%).
Về bồi thường bảo hiểm
Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến thời điểm 20/6/2014 là 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%. Trong đó, thủy sản là 669,5 tỷ đông (chiếm 95,4%); cây lúa là 19 tỷ đồng (chiếm 2,7%), vật nuôi là 13,3 tỷ đồng (chiếm 1,9%).
Thực tiễn triển khai hoạt động thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là hết sức đúng đắn. Đây là chính sách nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản để tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định, đạt được những kết quả như trên là nhờ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ và tích cực triển khai thực hiện; các doanh nghiệp bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare) đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn trở ngại để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ quan thông tấn, báo chí đã vào cuộc, theo sát chương trình nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế của các bộ, phản ánh những khó khăn, vướng mắc ở cơ sớ và các gương điển hình tiên tiến thực hiện chương trình.
Hội nghị cũng đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp như: đây là loại hình bảo hiểm mới, phạm vi địa bàn khá rộng, đặc điểm canh tác, nuôi trồng ở các địa phương cũng có sự khác nhau, bệnh dịch, thiên tai xảy ra nhiêu. Các hộ dân tham gia chưa được nhiêu, đặc biệt là hộ thường (không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo), vì vậy cũng có khó khăn trong việc lấy số đông bù rủi ro theo quy tắc bảo hiểm. Công tác chỉ đạo ờ một vài địa phương có nơi, có lúc còn chưa thực sự quyết liệt.
Trên cơ sở kết quả công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013, các bộ ngành Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hoàn chỉnh báo cáo tổng kết báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết thúc chương trình thí điểm và nghiên cứu khả năng thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động thực hiện, đảm bảo nguyên tắc bảo hiểm cũng như tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.