Khó tìm lợi nhuận ngắn hạn từ thị trường chứng khoán
(Tài chính) Thị trường chứng khoán Việt Nam tỏ ra khá trầm lắng khi chỉ số VN-Index lùi về mức sâu nhất kể từ đầu tháng 6/2014 là mốc 560 điểm.
Sở dĩ thị trường có sự sụt giảm mạnh như vậy là do thông tin Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) tiến hành điều chỉnh tỷ giá USD/ VND. Cụ thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD đã từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD (tăng thêm 1%).
Việc thị trường chứng khoán có phản ứng ngay lập tức với diễn biến này đã từng lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Một số ngành được hưởng lợi khi điều chỉnh tỷ giá là những ngành xuất khẩu, có doanh thu bằng USD, ví dụ như những ngành cao su, thủy sản, nông sản, dầu khí... Ngược lại, những ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc vay nợ bằng ngoại tệ nhiều sẽ bị thu hẹp lợi nhuận do phải trích lập dự phòng rủi ro tăng tỷ giá nhiều hơn.
Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) bị tác động ở mức độ nào cũng phải chờ sang quý 3 thì mới đánh giá được đầy đủ, còn trong ngắn hạn tỷ giá sẽ có tác động tâm lý về chính sách tiền tệ với nhà đầu tư là chủ yếu. Bên cạnh đó, khi giá trị đồng nội tệ giảm thì các tài sản của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm tương ứng. Các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam có danh mục chứng khoán lớn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi chỉ riêng hai quỹ đầu tư theo chỉ số là V.N.M và FTSE Vietnam đã có tổng tài sản lên tới gần 914 triệu USD.
Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) bị tác động ở mức độ nào cũng phải chờ sang quý 3 thì mới đánh giá được đầy đủ, còn trong ngắn hạn tỷ giá sẽ có tác động tâm lý về chính sách tiền tệ với nhà đầu tư là chủ yếu. Bên cạnh đó, khi giá trị đồng nội tệ giảm thì các tài sản của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm tương ứng. Các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam có danh mục chứng khoán lớn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi chỉ riêng hai quỹ đầu tư theo chỉ số là V.N.M và FTSE Vietnam đã có tổng tài sản lên tới gần 914 triệu USD.
Nhìn về dài hạn thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn có nhiều tiềm năng. Các chỉ số P/E và P/B mới chỉ ở mức 13,3 và 1,9; là tương đối thấp nên được đánh giá có thể hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào thêm so với các nước trong khu vực. Đồng thời, một dòng vốn đầu tư mới có thể được kỳ vọng đem lại sự thay đổi cho thị trường đó chính là việc 432 DNNN bao gồm các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ cổ phần hóa từ nay cho đến năm 2015. Đồng thời, một loạt các DN đã cổ phần cũng đã được cho phép thực hiện thoái một phần hay toàn bộ phần vốn do Nhà nuớc nắm giữ. Những tên tuổi lớn như Vietnam Airlines, MobiFone, Vinatex… sẽ là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư chiến lược hướng tới.
Ngoài ra, cơ sở pháp lý về chào bán cổ phần đã được hoàn thiện và đồng bộ. Trong đó, các luật có liên quan như Luật Đầu tư và Luật DN, Luật Chứng khoán, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã có những sửa đổi, bổ sung; đi kèm với các Thông tư, Nghị định hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, thị trường chứng khoán sơ cấp trong giai đoạn 2014-2015 sẽ rất sôi động. Hơn nữa, quá trình thoái vốn các DNNN sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa mục tiêu tái cơ cấu, đổi mới DN và minh bạch hóa hệ thống ngân hàng.
Sau khi đi xuống trong các phiên giao dịch vừa qua, chỉ số VN-Index có thể có sự hồi phục nhẹ khi giá cổ phiếu lùi sâu khiến một số nhà đầu tư quyết định giải ngân. Tuy nhiên, các thông tin vĩ mô trong bối cảnh hiện tại vẫn khá bất lợi như: chỉ số PMI sắp công bố đầu tháng 7 sẽ không cao do sự chững lại của các DN FDI, thông tin nới room mới chỉ giới hạn cho nhóm công ty chứng khoán chứ không phải là toàn bộ các DN ở mọi lĩnh vực. Việc tìm kiếm lợi nhuận từ mua bán ngắn hạn sẽ khó mang lại hiệu quả cao.