Kiến nghị giảm kiểm tra chuyên ngành trong thông quan
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương kiến nghị đưa nhiều mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
Theo đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đưa các mặt hàng NK như: Sữa bột, bánh kẹo, sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa... ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm dịch tại khâu thông quan nêu tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
Tại mục 3 Phụ lục I Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT thì “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” là sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Danh mục hàng hóa kèm Thông tư này không có mã HS nên các sản phẩm được chế biến từ sữa, như sữa hộp hoặc có chứa sữa, như bánh kẹo và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa… đều thuộc đối tượng phải kiểm dịch.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng đã qua chế biến sâu như sữa hộp, các sản phẩm có chứa sữa đã phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì không nhất thiết phải kiểm dịch động vật nữa. Trong năm 2016, Tổng cục Hải quan cũng đã từng có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa tháo gỡ vướng mắc cho DN.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm rà soát, công bố mới Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch, có chi tiết theo mã HS.
Cùng với kiến nghị gửi tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan cũng có văn bản gửi tới Bộ Công Thương đề nghị chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan theo đúng tinh thần tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Tổng cục Năng lượng-Bộ Công Thương làm rõ các quy định dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.
Cụ thể, tại Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg của Chính phủ quy định không được phép NK và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất năng lượng tối thiếu.
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 36/2016/TT-BCT, quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng không áp dụng với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng sau:
“- Hàng hóa, vật tư, thiết bị tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
- Hàng hóa DN trong nước sản xuất, gia công phục vụ XK (không tiêu thụ trong nước);
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
- Hàng hóa NK phi thương mại (…)”.
Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Tổng cục Năng lượng làm rõ trường hợp không phải dán nhãn năng lượng như tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 36/2016/TT-BCT thì có phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu hay không?
Tại mục 3 Phụ lục I Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT thì “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” là sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Danh mục hàng hóa kèm Thông tư này không có mã HS nên các sản phẩm được chế biến từ sữa, như sữa hộp hoặc có chứa sữa, như bánh kẹo và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa… đều thuộc đối tượng phải kiểm dịch.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng đã qua chế biến sâu như sữa hộp, các sản phẩm có chứa sữa đã phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì không nhất thiết phải kiểm dịch động vật nữa. Trong năm 2016, Tổng cục Hải quan cũng đã từng có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa tháo gỡ vướng mắc cho DN.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm rà soát, công bố mới Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch, có chi tiết theo mã HS.
Cùng với kiến nghị gửi tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan cũng có văn bản gửi tới Bộ Công Thương đề nghị chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan theo đúng tinh thần tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Tổng cục Năng lượng-Bộ Công Thương làm rõ các quy định dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.
Cụ thể, tại Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg của Chính phủ quy định không được phép NK và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất năng lượng tối thiếu.
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 36/2016/TT-BCT, quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng không áp dụng với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng sau:
“- Hàng hóa, vật tư, thiết bị tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
- Hàng hóa DN trong nước sản xuất, gia công phục vụ XK (không tiêu thụ trong nước);
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
- Hàng hóa NK phi thương mại (…)”.
Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Tổng cục Năng lượng làm rõ trường hợp không phải dán nhãn năng lượng như tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 36/2016/TT-BCT thì có phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu hay không?