Lưu ý đặc biệt cho doanh nghiệp khi áp dụng BSC

Tĩnh Đồng

Áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC), doanh nghiệp cần lưu ý kiểm soát chính xác các dữ liệu cần thiết, đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu...

Ý nghĩa của hệ thống BSC nằm ở chỗ mô hình thể hiện được sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả...
Ý nghĩa của hệ thống BSC nằm ở chỗ mô hình thể hiện được sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả...

BSC là viết tắt của từ “Balanced scorecard”, trong tiếng Việt có nghĩa là “Thẻ điểm cân bằng”, là mô hình quản trị cấp cơ bản được nhiều doanh nghiệp sử dụng giúp nhà quản trị đo lường, lập kế hoạch triển khai chiến lược cũng như giám sát và đo lường mục tiêu.

Ý nghĩa của hệ thống BSC nằm ở chỗ mô hình thể hiện được sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả, mục tiêu thuộc yếu tố tài chính và phi tài chính, các hoạt động hướng ra ngoài xã hội và các hoạt động bên trong doanh nghiệp. 

Một trong những lợi ích quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng BSC là hiệu quả cải thiện báo cáo hiệu suất. BSC có thể được sử dụng để hướng dẫn thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất và giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch của mình.

Có một số điểm lưu ý đặc biệt khi doanh nghiệp áp dụng BSC.

Thứ nhất là kiểm soát chính xác các dữ liệu cần thiết: Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối diện với vấn đề quá tải và phức tạp của dữ liệu. Chính vì thế, áp dụng thành công hệ thống BSC, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng nguồn cung cấp dữ liệu hoặc đưa vào một nền tảng tập trung.

Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết thực tế công việc của họ đang như thế nào.

Thứ hai là đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu: Để thực hiện đánh giá và đo lường mục tiêu một cách chính xác, doanh nghiệp có thể sử dụng các ký hiệu màu sắc khác nhau.

Ví dụ, màu đỏ cho những mục tiêu cần thêm nguồn lực và sự trợ giúp để đưa mọi thứ về đúng quỹ đạo đã đặt ra. Màu vàng (hoặc màu hổ phách) cho những mục tiêu sắp đi đúng hướng và có thể thực hiện tự điều chỉnh. Màu xanh lá cây cho những mục tiêu đang đi đúng hướng.

Sau khi đưa chiến lược vào triển khai trong thực tế, doanh nghiệp cần thường xuyên theo sát các mục tiêu đề ra. Các hạng mục này đều cần được đánh giá khách quan để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. 

Thứ ba là dựa vào KPI đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu. KPI là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý hiệu suất công việc của từng cá nhân và là tiêu chí đánh giá xem họ đã thực hiện chiến lược đó chưa.

Khi sử dụng BSC để đo lường các chiến lược thì việc gắn các mục tiêu vào sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, doanh nghiệp nên kèm KPI cho nhân viên khi giao nhiệm vụ. Cuối cùng, nhà quản lý sẽ kết nối các mục tiêu lại với nhau bằng mũi tên để cho ra kết quả chính xác nhất.