Nâng mức xử phạt đối với vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Có hiệu lực từ ngày 10/7/2017, Nghị định 67/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí ban hành ngày 25/05/2017 sẽ nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Theo Nghị định 67/2017/NĐ-CP thì mức xử phạt một số hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ cao hơn so với mức mà Nghị định 97/2013/NĐ-CP hiện nay quy định.
Cụ thể, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định, đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác, khung mức xử phạt sẽ tăng gấp đôi thành từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
Đối với hành vi bán lẻ xăng dầu với giá cao hơn giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; thay vì từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng như hiện nay.
Đặc biệt, Nghị định còn quy định đối với hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, chỉ cần có hành vi pha trộn các chất khác vào xăng dầu là đã có căn cứ để xử phạt; chứ không phụ thuộc vào việc hậu quả có dẫn đến chất lượng xăng dầu không còn hợp chuẩn, hợp quy như quy định hiện nay.
Đối với hành vi bán lẻ xăng dầu với giá cao hơn giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; thay vì từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng như hiện nay.
Đặc biệt, Nghị định còn quy định đối với hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, chỉ cần có hành vi pha trộn các chất khác vào xăng dầu là đã có căn cứ để xử phạt; chứ không phụ thuộc vào việc hậu quả có dẫn đến chất lượng xăng dầu không còn hợp chuẩn, hợp quy như quy định hiện nay.