Chỉ số môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang tăng rõ rệt

PV.

(Tài chính) Một cuộc khảo sát mới về chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) ở Việt Nam của tổ chức EroCham đưa ra cho thấy môi trường kinh doanh ở nước ta đang được cộng đồng các doanh nghiệp doanh nghiệp đánh giá ngày càng tăng.

Môi trường kinh doanh ở nước ta đang được cộng đồng các doanh nghiệp doanh nghiệp đánh giá ngày càng tăng. Nguồn: internet
Môi trường kinh doanh ở nước ta đang được cộng đồng các doanh nghiệp doanh nghiệp đánh giá ngày càng tăng. Nguồn: internet

Theo đó, kết quả BCI cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang tăng rõ rệt. Chỉ số môi trường kinh doanh quý I đã lần đầu tiên vượt trên mức trung bình từ 50 lên 59 điểm kể từ năm 2012. Đây là mức tăng trưởng quan trọng, phần nào khẳng định lòng tin của các doanh nghiệp châu Âu đối với thị trường Việt Nam. Mức gia tăng đáng kể này nhiều khả năng liên quan đến việc gia tăng sự lạc quan trong tổng quan kinh doanh và doanh số vào mùa Tết, tương tự như các năm trước.

Trong đó, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực khai khoáng, bất động sản, tài chính, ngân hàng đã giúp không ít doanh nghiệp lớn nhỏ cải thiện được tình trạng trì trệ trước đó, tạo bước đột phá mới để thu hút các nhà đầu tư. Nghị quyết 19 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bắt đầu từ nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, các văn bản pháp luật... Chương trình hành động cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2014-2015 cũng là một hình thức hạn chế môi trường kinh doanh khép kín của khối doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ hội để các doanh nghiệp dân doanh tham gia vào nhiều doanh nghiệp nhà nước một cách minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng hơn. Năm 2014, nhiều khả năng, các hoạt động mua bán, sáp nhập DN và chuyển nhượng các dự án, thu hút FDI sẽ tăng mạnh, nhất là những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam, như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng là những chính sách vĩ mô tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nói chung, từ đó tạo động lực và cơ hội mới phát triển hiệu quả hơn

Môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện hơn nhờ những thuận lợi đến từ những cơ hội gia tăng xuất khẩu và đón nhận dòng vốn từ nước ngoài gắn với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới nêu trên, cũng như từ cộng hưởng hiệu ứng tích cực của một loạt chính sách vĩ mô mà Việt Nam đã triển khai hay sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2014, nhất là từ chính sách giảm thuế, thủ tục kinh doanh, những nỗ lực trong kiềm chế lạm phát, sự tích cực trong quá trình đàm phán và tham gia các khối kinh tế FTA, TPP sẽ mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu đã làm các nhà đầu tư sẽ phần nào yên tâm hơn.

Việt Nam vẫn là quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nhân công. Trong khi chi phí gia công ở Ấn Độ và Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang gia tăng, thì Việt nam vẫn giữ được ở mức ổn định và tỉ lệ tăng không đáng kể, và nếu có chính sách tiền lương ổn định trong thời gian dài thì Việt Nam là một điểm đến lý tưởng đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế. Những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... trên cơ sở khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ... đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Điều này phản ánh năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn năm 2013, Việt nam vẫn có 20 nhóm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD tăng liên tục so với mức 4 nhóm năm 2000 và 19 nhóm năm 2012. Đặc biệt, năm 2013 xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng 36% so với năm 2012 và hy vọng năm 2014 Việt Nam sẽ lọt vào top 3 nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện tử - máy tính - linh kiện và dệt may - giày dép (chiếm tổng tỷ trọng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn có triển vọng tăng trưởng rất khả quan, hầu hết các doanh nghiệp dệt may, giày dép đã nhận được đơn đặt hàng quý I và quý II/2014. Bên cạnh nhu cầu phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới, như các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình và công nghệ cao phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới và định hướng chiến lược xuất khẩu có lợi thế, thì của Việt Nam vẫn còn.

Hơn nữa, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu, nên ít thuộc diện cắt giảm tại các thị trường chủ chốt (Mỹ, EU...) khi người tiêu dùng tại các thị trường này tiết giảm chi tiêu. Bên cạnh đó, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với một loạt hiệp định hợp tác sắp được ký kết, trong đó, nổi bật là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU)...

Những chuyển biến rõ rệt của nền kinh tế nền Việt Nam được giới quan sát quốc tế ghi nhận, cũng như từ bản thân cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả khảo sát về môi trường kinh doanh đang chuyển biến tích cực đã nhấn mạnh sự lạc quan về những điều kiện thuận lợi trong những thay đổi kinh tế của chính phủ, vị trí địa lý, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cùng viễn cảnh lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm nay, tiếp nối đà hồi phục của năm 2013.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít các ý kiến chưa đồng tình với nhận định trên, các nhà đầu tư còn lo ngại về các chính sách liên quan đến đầu tư, việc ban hành văn bản luật trước sau đó một thời gian mới có thông tư hướng dẫn làm không ít các nhà đầu tư lúng túng trong thay đổi kế hoạch; Việc chính phủ ban hành chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế là đồng bộ, tuy nhiên việc triển khai áp dụng thực hiện ở các địa phương lại không giống nhau, vì thế vô tình nhà đầu tư rơi vào rủi ro do chính sách, đó là điều mà các  nhà đầu tư không mong muốn. Nếu chúng ta quyết tâm thực hiện nhất quán và quyết liệt những chủ trương, chính sách chung thì sẽ đem lại nhiều tiềm năng đầu tư lớn hơn nữa.