Người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Người ứng cử ĐBQH phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Theo Luật số 85/2015/QH13 về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và ĐB HĐND, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp.
Người ứng cử ĐBQH phải đáp ứng các tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội. Người ứng cử ĐB HĐND phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc; quyết định việc bầu cử bổ sung ĐBQH trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến và phân bổ số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở mỗi tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương; số lượng ĐB tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số ĐBQH dự kiến được bầu là 500 người.
Phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH là phụ nữ; có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức là người dân tộc thiểu số.
Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.