Nhìn lại những yếu tố giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt trong năm 2021
Xuất khẩu ròng cũng mang đến động lực tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Thặng dư thương mại tích cực trong năm ngoái chiếm khoảng 20% tổng tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng 8,1% trong năm 2021, một con số dường như trái ngược hoàn toàn với thông tin đưa trên truyền thông về việc thị trường bất động sản suy giảm và giới chức hàng đầu Trung Quốc công bố siết chặt quản lý với các doanh nghiệp công nghệ lớn.
Nguồn cung sản phẩm mới trong ngành bất động sản giảm trong quý 3 và quý 4/2021 và như vậy có chuỗi thời gian suy giảm dài nhất tính từ năm 2008. Ngành xây dựng cũng suy giảm mạnh khi mà chính quyền Bắc Kinh cố gắng siết chặt nguồn cung tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản, kết quả diện tích mặt sàn của các tòa nhà mới giảm 14% so với năm trước đó và ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 6 năm.
Lĩnh vực bất động sản đi xuống gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Hoạt động xây dựng bất động sản Trung Quốc, nếu tính cả ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ước tính chiếm khoảng từ 15% đến 25% GDP Trung Quốc.
Tuy nhiên, điểm tốt khi lĩnh vực bất động sản suy giảm chính là nền kinh tế trở nên có nồng độ các bon thấp hơn bởi lĩnh vực này đóng góp rất nhiều vào việc phát thải khí các bon. Sản lượng thép, sau khi tăng lên mức hơn 1 tỷ tấn lần đầu tiên tính từ năm 2020, giảm nhẹ trong năm ngoái. Phát thải các bon của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, dưới tốc độ tăng trưởng của GDP, theo tính toán của Carbon Monitor.
Năm 2020, Bắc Kinh đã dựa vào ngành xây dựng để khôi phục lại nền kinh tế, cùng lúc đó, các biện pháp kiểm soát virus khiến cho tiêu dùng người dân suy giảm. Những động lực tăng trưởng này đã suy yếu đáng kể trong năm ngoái, bất động sản suy giảm tác động xấu đến đầu tư và hoạt động kiểm soát virus ngăn tiêu dùng người dân phục hồi.
Việc chính phủ tăng cường chi tiêu vào ngành dịch vụ, trong năm ngoái vốn được xếp hạng vào tiêu dùng, cũng đồng nghĩa tiêu dùng có thể trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất của năm ngoái.
Xuất khẩu ròng cũng mang đến động lực tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Thặng dư thương mại tích cực trong năm ngoái chiếm khoảng 20% tổng tăng trưởng kinh tế.
Điều này không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc yếu tố nào là động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2021 với quá nhiều thách thức: sự lây lan mạnh của biến chủng Omicron gây tổn hại đến tiêu dùng người dân, tăng trưởng xuất khẩu nhiều khả năng sẽ giảm đi. Bắc Kinh từng nói rằng muốn đầu tư vào hạ tầng bù đắp vào khoảng trống đó, tuy nhiên cùng lúc cũng chưa tăng được lượng trái phiếu chính phủ để giúp chi trả cho mục tiêu này.
Khi mà khả năng bị cấm vận thương mại với các hàng hóa công nghệ cao từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ tăng cao, Bắc Kinh đã quan tâm nhiều hơn đến ngành sản xuất. Trong bản kế hoạch kinh tế 5 năm được công bố vào năm ngoái, giới chức Bắc Kinh đã thề sẽ giữ cho lĩnh vực này của nền kinh tế vững vàng và tránh kịch bản suy giảm công nghiệp hóa từng chứng kiến tại nhiều nước khác.
Số liệu chính thức cho thấy rằng các nỗ lực của giới chức Bắc Kinh đang phát huy tác dụng, đến năm thứ 2 liên tiếp sau một thập kỷ suy giảm.
Xu thế này được hỗ trợ bởi sự điều chỉnh của ngành sản xuất trình độ thấp sang một số nước khác tại châu Á bởi nhiều nước chật vật với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên những ngành có tỷ trọng công nghệ cao tăng trưởng nhanh: hoạt động sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng mới tăng trưởng hơn 145% còn ngành sản xuất chip tăng trưởng 33%, theo các thống kê chính thức.
Trong năm ngoái, giá trị vốn hóa thị trường của nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc giảm khi mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra những biện pháp cứng rắn nhằm kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục.
Tuy nhiên, riêng trong ngành sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân đã có một năm rất tốt, sản lượng của họ tăng trưởng 10,2%, cao hơn ngưỡng trung bình của toàn ngành. Tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân cao gấp đôi so với các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2021, như vậy họ lạc quan về triển vọng kinh tế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng điều này có thể coi như xu thế lạc quan của nền kinh tế.