Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 05/2017
03 trường hợp miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 05/2017.
03 trường hợp miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK) có hiệu lực từ ngày 01/5/2017.
Theo đó, quy định về các trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK như sau:
- Người nộp thuế (NNT) có phát sinh GDLK nhưng trong kỳ tính thuế tổng doanh thu phát sinh dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK dưới 30 tỷ đồng;
- NNT đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định.
Các GDLK không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, NNT có trách nhiệm kê khai xác định giá GDLK theo quy định.
- NNT kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực:
+ Phân phối: Từ 5% trở lên;
+ Sản xuất: Từ 10% trở lên;
+ Gia công: Từ 15% trở lên.
Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK) có hiệu lực từ ngày 01/5/2017.
Theo đó, quy định về các trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK như sau:
- Người nộp thuế (NNT) có phát sinh GDLK nhưng trong kỳ tính thuế tổng doanh thu phát sinh dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK dưới 30 tỷ đồng;
- NNT đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định.
Các GDLK không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, NNT có trách nhiệm kê khai xác định giá GDLK theo quy định.
- NNT kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực:
+ Phân phối: Từ 5% trở lên;
+ Sản xuất: Từ 10% trở lên;
+ Gia công: Từ 15% trở lên.
Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương
Nghị định 31/2017/NĐ-CP về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hằng năm có hiệu lực từ ngày 10/5/2017.
Theo đó, quy định về các căn cứ để lập dự toán NSĐP như sau:
- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới;
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;
- Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
- Tình hình thực hiện NSĐP năm hiện hành;
- Nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách được phân cấp; báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, địa phương cấp dưới trực tiếp; và các căn cứ khác.
Nghị định 31/2017/NĐ-CP về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hằng năm có hiệu lực từ ngày 10/5/2017.
Theo đó, quy định về các căn cứ để lập dự toán NSĐP như sau:
- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới;
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;
- Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
- Tình hình thực hiện NSĐP năm hiện hành;
- Nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách được phân cấp; báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, địa phương cấp dưới trực tiếp; và các căn cứ khác.