OPEC cần một chiến lược mới để giải quyết các thách thức tương lai
Tại một hội nghị về năng lượng diễn ra ngày 22/3 ở thủ đô Abu Dhabi của các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), các chuyên gia cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nên thiết lập một chiến lược mới để giải quyết những thách thức trên các thị trường dầu mỏ toàn cầu, trong bối cảnh giá dầu tiếp tục đà lao dốc khi xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua sau khi các số liệu cho thấy kho dầu dự trữ của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến.
Phát biểu tại hội nghị trên về thực trạng hiện nay cũng như vai trò tương lai của OPEC trên các thị trường dầu mỏ quốc tế, giáo sư Mohammad Abdul Rahman Al Asoomi, một chuyên gia kinh tế của UAE, nhận định: "Nhiệm vụ rất quan trọng đối với OPEC hiện nay là hình thành một chiến lược mới giữa lúc giá dầu sa sút và sản lượng của Mỹ gia tăng. Các thành viên khối này cũng cần phải giải quyết những bất đồng để thể hiện một vai trò hiệu quả trên các thị trường dầu mỏ toàn cầu."
Ông Asoomi không đề cập chi tiết đến chiến lược mới này nhưng nói rằng các thành viên OPEC cần phải giải quyết những bất đồng trong nỗ lực cân bằng thị trường dầu mỏ và cố gắng hơn nữa để đưa thêm các nước mới gia nhập OPEC.
Hiện tại, OPEC có 13 quốc gia thành viên, bao gồm Saudi Arabia, Iran, Iraq, UAE, Qatar, Kuwait, Libya, Nigeria, Ecuador, Venezuela, Gabon, Algeria và Angola.
Indonesia đã tạm dừng tư cách thành viên tại cuộc họp của OPEC diễn ra ở Vienna (Áo) hồi năm ngoái.
Khối gồm 13 nhà sản xuất thành viên OPEC đã đạt được một thỏa thuận giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 1/2017, bất chấp một số điểm chưa thống nhất giữa các nước về mức cắt giảm cụ thể của mỗi thành viên nhằm ổn định giá dầu.
Iran nhất quyết tăng sản lượng lên mức trên 4 triệu thùng/ngày như trước thời điểm bị cộng đồng quốc tế trừng phạt, trong khi Iraq muốn khai thác nhiều dầu hơn để tăng ngân sách cho cuộc chiến chống lại các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, với các nước thành viên Iran, Nigeria và Libya được miễn tham gia. Các nước ngoài OPEC, trong đó có Nga, cũng nhất trí thu hẹp sản lượng gần 600.000 thùng/ngày.
Giá dầu đã tăng hơn 10% sau khi thỏa thuận OPEC có hiệu lực nhưng đã đi xuống trong 2 tuần qua do do sản lượng gia tăng tại Mỹ, một nhà sản xuất khổng lồ ngoài OPEC. Giá dầu Brent hiện được giao dịch chỉ quanh ngưỡng 51 USD/thùng.
OPEC dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng Năm tới để xác định liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng hay không.
Chuyên gia Asoomi nhận xét: "Những thách thức tương lai của OPEC sẽ phụ thuộc vào một loạt nhân tố, trong đó có dầu đá phiến, loại dầu chỉ được sản xuất tại Mỹ, chứ không phải ở Trung Quốc, Canada hay châu Âu. Nhiều dầu đá phiến hơn có nghĩa là vai trò của OPEC sẽ ngày càng suy giảm hơn. Việc tăng sản lượng của Nga và Kazakhstan cũng sẽ tạo thách thức đối với khối này trong tương lai".
Cũng tại Hội nghị, Giáo sư Bassam Fattouh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho rằng các nước OPEC nên tăng cường các mối liên kết kinh tế với châu Á, khu vực hiện vẫn là động lực tăng trưởng về nhu cầu chủ chốt của thế giới trong tương lai.
Ông Fattouh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận với những nhà sản xuất ngoài OPEC, nhất là Nga, nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ, cũng như suy tính lại các mối quan hệ chiến lược với Mỹ khi mối quan hệ dầu mỏ đang trở nên kém quan trọng hơn.
Theo chuyên gia này, các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) cũng cần phải điều chỉnh nền kinh tế của mình để thích nghi với các chu kỳ giá dầu thấp hơn, song vấn đề ở chỗ liệu họ có thành công trong việc thực thi các cải cách đau đớn hay không.
Ông Asoomi không đề cập chi tiết đến chiến lược mới này nhưng nói rằng các thành viên OPEC cần phải giải quyết những bất đồng trong nỗ lực cân bằng thị trường dầu mỏ và cố gắng hơn nữa để đưa thêm các nước mới gia nhập OPEC.
Hiện tại, OPEC có 13 quốc gia thành viên, bao gồm Saudi Arabia, Iran, Iraq, UAE, Qatar, Kuwait, Libya, Nigeria, Ecuador, Venezuela, Gabon, Algeria và Angola.
Indonesia đã tạm dừng tư cách thành viên tại cuộc họp của OPEC diễn ra ở Vienna (Áo) hồi năm ngoái.
Khối gồm 13 nhà sản xuất thành viên OPEC đã đạt được một thỏa thuận giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 1/2017, bất chấp một số điểm chưa thống nhất giữa các nước về mức cắt giảm cụ thể của mỗi thành viên nhằm ổn định giá dầu.
Iran nhất quyết tăng sản lượng lên mức trên 4 triệu thùng/ngày như trước thời điểm bị cộng đồng quốc tế trừng phạt, trong khi Iraq muốn khai thác nhiều dầu hơn để tăng ngân sách cho cuộc chiến chống lại các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, với các nước thành viên Iran, Nigeria và Libya được miễn tham gia. Các nước ngoài OPEC, trong đó có Nga, cũng nhất trí thu hẹp sản lượng gần 600.000 thùng/ngày.
Giá dầu đã tăng hơn 10% sau khi thỏa thuận OPEC có hiệu lực nhưng đã đi xuống trong 2 tuần qua do do sản lượng gia tăng tại Mỹ, một nhà sản xuất khổng lồ ngoài OPEC. Giá dầu Brent hiện được giao dịch chỉ quanh ngưỡng 51 USD/thùng.
OPEC dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng Năm tới để xác định liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng hay không.
Chuyên gia Asoomi nhận xét: "Những thách thức tương lai của OPEC sẽ phụ thuộc vào một loạt nhân tố, trong đó có dầu đá phiến, loại dầu chỉ được sản xuất tại Mỹ, chứ không phải ở Trung Quốc, Canada hay châu Âu. Nhiều dầu đá phiến hơn có nghĩa là vai trò của OPEC sẽ ngày càng suy giảm hơn. Việc tăng sản lượng của Nga và Kazakhstan cũng sẽ tạo thách thức đối với khối này trong tương lai".
Cũng tại Hội nghị, Giáo sư Bassam Fattouh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho rằng các nước OPEC nên tăng cường các mối liên kết kinh tế với châu Á, khu vực hiện vẫn là động lực tăng trưởng về nhu cầu chủ chốt của thế giới trong tương lai.
Ông Fattouh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận với những nhà sản xuất ngoài OPEC, nhất là Nga, nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ, cũng như suy tính lại các mối quan hệ chiến lược với Mỹ khi mối quan hệ dầu mỏ đang trở nên kém quan trọng hơn.
Theo chuyên gia này, các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) cũng cần phải điều chỉnh nền kinh tế của mình để thích nghi với các chu kỳ giá dầu thấp hơn, song vấn đề ở chỗ liệu họ có thành công trong việc thực thi các cải cách đau đớn hay không.