Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ thông qua mô hình IPA
Việc đánh giá hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong gợi ý chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Thông qua mô hình phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA), bài viết phân tích về thực trạng quản lý nhà nước hiện nay đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, từ đó đề xuất một vài khuyến nghị đối với hoạt động này trong tương lai.
Cơ sở lý thuyết, phương pháp và kết quả nghiên cứu
Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, Bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) không chỉ là tấm lá chắn cho các tổ chức, cá nhân trước rủi ro mà còn là kênh huy động vốn quan trọng.
Đây được coi là một loại hàng hoá đặc biệt mà trong đó người mua đi mua sự tin tưởng, còn người bán thì bán lời hứa. Doanh nghiệp (DN) BHPNT sẽ thu phí bảo hiểm và cam kết bồi thường cho những rủi ro theo thoả thuận đối với người tham gia bảo hiểm.
Trong một khoảng thời gian nhất định, các DN BHPNT có một lượng vốn nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, do đó sẽ phát sinh những vấn đề về khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm cũng như an toàn tài chính. Yếu tố kinh doanh mang tính đặc thù trong hoạt động của các DN BHPNT đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý giám sát của Nhà nước.
Việc đánh giá hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động kinh doanh của các DN BHPNT ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc gợi ý chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN BHPNT và bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Nếu như QLNN trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung mang tính mệnh lệnh, hành chính cao, thì QLNN trong nền kinh tế thị trường là cung cấp dịch vụ công. Nếu hàng hoá đó có chất lượng phù hợp thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển và ngược lại.
Do đó, Nhà nước cần xem xét để cung cấp dịch vụ công ngày càng tốt hơn và đạt được mục tiêu quản lý. Nếu coi QLNN là một dịch vụ công được Nhà nước cung ứng thì việc áp dụng mô hình phân tích mức độ quan trọng - mức độ thực hiện (IPA) là phù hợp để đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT ở Việt Nam hiện nay.
Việc đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, một trong những phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng các tiêu chí để đánh giá.
Dựa trên mô hình các tiêu chí QLNN của Ngân hàng Phát triển châu Á, bài viết xây dựng các tiêu chí đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT Việt Nam theo mô hình kết quả đầu ra, bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.
Tính hiệu lực thể hiện sức mạnh và năng suất quản lý của bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ (từ tiêu chí 1.1 đến tiêu chí 1.8). Tính hiệu quả thể hiện thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa và chi phí ở mức tối thiểu của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ, bao gồm tính hiệu quả về mặt kinh tế và các lợi ích về mặt xã hội thông qua 7 tiêu chí (từ 2.1 đến 2.7).
Bảng 1: Trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng biến đánh giá quản lý nhà nước |
||
Yếu tố |
Mức độ quan trọng |
Mức độ thực hiện |
Tính hiệu lực |
||
3.1.1. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng đến bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm |
3,63 |
3,08 |
3.1.2. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng đến duy trì khả năng thanh toán của các DN BHPNT |
4,08 |
3,79 |
3.1.3. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng tới mục tiêu chung về phát triển bền vững thị trường tài chính |
4,12 |
3,89 |
3.1.4. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành đầy đủ |
4,11 |
4,04 |
3.1.5. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành kịp thời |
3,82 |
2,96 |
3.1.6. DN BHPNT thực thi nghiêm túc các kế hoạch, chính sách quản lý của Nhà nước |
4,03 |
2,67 |
3.1.7. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT là hợp lý |
4,51 |
3,83 |
3.1.8. Việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có tính răn đe |
4,05 |
3,84 |
Tính hiệu quả |
||
3.2.1. Các DN BHPNT đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách nhà nước |
2,63 |
2,36 |
3.2.2. Các DN BHPNT góp phần cung ứng vốn cho sự phát triển nền kinh tế |
4,26 |
2,3 |
3.2.3. Người dân ngày càng quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ của các DN BHPNT |
2,56 |
2,48 |
3.2.4. Hoạt động kinh doanh của DN BHPNT ngày càng mở rộng |
2,78 |
2,92 |
3.2.5. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ các DN BHPNT thực hiện kinh doanh |
2,76 |
2,87 |
3.2.6. Cơ quan QLNN có bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động kinh doanh đối với các DN BHPNT |
3,68 |
3,96 |
3.2.7. Chi phí cho bộ máy QLNN đối với hoat động kinh doanh của DN BHPNT tổ chức là phù hợp |
4,04 |
4,03 |
Tính phù hợp |
||
3.3.1. Các mục tiêu Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội |
3,93 |
3,01 |
3.3.2. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành có tính khả thi cao |
4,07 |
3,32 |
3.3.3. Các chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT phù hợp với thông lệ quốc tế |
2,23 |
3,93 |
3.3.4. Hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng để QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
4,08 |
2,95 |
3.3.5. Nguồn nhân lực QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có năng lực |
4,1 |
2,44 |
Tính bền vững |
||
3.4.1. Nhà nước kiểm soát đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
4,01 |
4,08 |
3.4.2. Các chính sách phát triển hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có sự gắn kết với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác |
2,66 |
2,43 |
3.4.3. Các chính sách QLNN về phát triển hoạt động kinh doanh của các DN BHPNT theo xu hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế |
4,1 |
3,98 |
3.4.4. Cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
4,1 |
3,89 |
3.4.5. Có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
2,87 |
3,72 |
3.4.6. Nhà nước có sự hỗ trợ, trợ cấp cho hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
2,89 |
2,55 |
Tính phù hợp là tiêu chí đánh giá tính thích hợp, khả thi của hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT về mặt chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát trong điều kiện kinh tế xã hội thông qua 5 tiêu chí (từ 3.1 đến 3.5). Tính bền vững là tiêu chí đánh giá kết quả ảnh hưởng bền vững theo thời gian của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT thông qua 6 tiêu chí (từ 4.1 đến 4.6).
Tác giả lập phiếu điều tra về “mức độ quan trọng” và “mức độ thực hiện” của 4 tiêu chí với 26 chỉ tiêu với thang đo Likert từ 1 đến 5. Số phiếu phát ra là 248 và số phiếu thu về hợp lệ là 225 phiếu. Kết quả “mức độ quan trọng” và “mức độ thực hiện” thể hiện trên sơ đồ IPA.
Trục tung (Y) thể hiện “mức độ quan trọng” và trục hoành (X) thể hiện “mức độ thực hiện”. Tiếp theo đó, bài viết dựa vào trị số trung bình của 2 yếu tố trên để xây dựng ma trận Quadrant gồm 4 góc phần tư trên đồ thị, với các thành phần cụ thể (Hình 1).
Kết quả kiểm định Cronbach Anpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, có 26 tiêu chí đạt yêu cầu và tiếp tục được sử dụng trong phân tích mô hình IPA và thu được kết quả ở Bảng 1. Giá trị trung bình và mức độ thể hiện cũng được phân thành 4 Quadrant. Sau khi tiến hành tích hợp Kano-IPA ghi nhận kết quả căn bản, biểu hiện tại Bảng 2.
Đề xuất và khuyến nghị
Những yếu tố cần tập trung cải thiện
Kết quả phân loại các yếu tố chất lượng theo Kano cho thấy, các biến đánh giá tính hiệu lực với mức độ quan trọng là rất cao nhưng mức độ thực hiện còn thấp.
Trong ma trận kết hợp Kano-IPA, các yếu tố thuộc nhân tố thu nhập lại thuộc phần “tập trung cải thiện”, nghĩa là các yếu tố cần ưu tiên tập trung cải thiện. Đặc biệt, cần chú đến yếu tố DN BHPNT thực thi nghiêm túc các kế hoạch, chính sách quản lý của Nhà nước; DN BHPNT thực thi nghiêm túc các kế hoạch, chính sách quản lý của Nhà nước.
Tính phù hợp cũng có vai trò quan trọng, bởi việc đánh giá tính phù hợp không những góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của DN BHPNT mà còn tạo ra các chính sách hiệu quả, tuy nhiên kết quả đánh giá mức độ thể hiện của các yếu tố này lại khá thấp, do vậy các yếu tố mục tiêu, các chính sách pháp luật, hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn lực nằm ở Quadrant “nên duy trì và giữ vững” cần được ưu tiên cải thiện.
Những yếu tố cần duy trì, giữ vững
Tính bền vững cũng là tiêu chí cần duy trì. Yếu tố này đóng vai trò khá quan trọng trong QLNN về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT và mức độ thể hiện là khá cao.
Bảng 2: Tổng kết ma trận tích hợp Kano-IPA |
|
Chiến lược |
Các yếu tố (các đặc tính/ thuộc tính) |
Những yếu tố cần tập trung cải thiện |
1.1. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng đến bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm |
1.5. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành kịp thời |
|
1.6. DN BHPNT thực thi nghiêm túc các kế hoạch, chính sách quản lý của Nhà nước |
|
1.7. DN BHPNT thực thi nghiêm túc các kế hoạch, chính sách quản lý của Nhà nước |
|
1.8. Việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có tính răn đe |
|
2.2. Các DN BHPNT góp phần cung ứng vốn cho sự phát triển nền kinh tế |
|
3.1. Các mục tiêu Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội |
|
3.2. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành có tính khả thi cao |
|
3.4. Hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng để QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
|
3.5. Nguồn nhân lực QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có năng lực |
|
Cần tiếp tuc duy trì việc thực hiện những yếu tố này |
1.2. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng đến duy trì khả năng thanh toán của các DN BHPNT |
1.3. QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng tới mục tiêu chung |
|
1.4. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT được ban hành đầy đủ |
|
2.6. Cơ quan QLNN có bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động kinh doanh đối với các DN BHPNT |
|
2.7. Chi phí cho bộ máy QLNN đối với hoat động kinh doanh của DN BHPNT tổ chức là phù hợp |
|
4.1. Nhà nước kiểm soát đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
|
4.3. Các chính sách QLNN về phát triển hoạt động kinh doanh của các DN BHPNT theo xu hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế |
|
4.4. Cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
|
Không nên tập trung nhiều nguồn lực vào những yếu tố này |
3.3. Các chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT phù hợp với thông lệ quốc tế |
4.5. Có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
|
Nên chú ý thấp vào những yếu tố này |
2.1. Các DN BHPNT đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách nhà nước |
2.3. Người dân ngày càng quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ của các DN BHPNT |
|
2.4. Hoạt động kinh doanh của DN BHPNT ngày càng mở rộng |
|
2.5. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ các DN BHPNT thực hiện kinh doanh |
|
4.2. Các chính sách phát triển hoạt động kinh doanh của DN BHPNT có sự gắn kết |
|
4.6. Nhà nước có sự hỗ trợ, trợ cấp cho hoạt động kinh doanh của DN BHPNT |
Tính hiệu lực về QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT hướng đến duy trì khả năng thanh toán của các DN BHPNT; hướng tới mục tiêu chung về phát triển thị trường tài chính bền vững. Các chính sách pháp luật về hoạt động kinh doanh của DN BHPNT đã cơ bản kiện toàn, là cơ sở quan trọng giúp thực hiện các hoạt động QLNN, do vậy các chính sách pháp luật được đánh giá có hiệu lực cao cần tiếp tục duy trì, giữ vững.
Cơ quan QLNN có bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động kinh doanh đối với các DN BHPNT thuộc nhóm “nên duy trì và giữ vững”. Yếu tố này nhìn chung khá quan trọng với DN BHPNT và được các DN BHPNT đánh giá khá cao, vì thế nên duy trì.
Chi phí cho bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT tổ chức là phù hợp cũng góp phần vào tính hiệu quả. Kano-IPA đã chỉ ra rằng, yếu tố này cần được duy trì trong những giai đoạn tiếp theo.
Những yếu tố không nên tập trung quá nhiều nguồn lực
Các chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT phù hợp với thông lệ quốc tế. Kano – IPA chỉ ra rằng, nên duy trì sự phù hợp giữa các chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT trong nước với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, mức độ tác động của yếu tố này vào sự hài lòng của DN BHPNT không cao, do đó, nhân tố này không nên tập trung quá nhiều.
Yếu tố có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT thì nên chú ý, tuy nhiên cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan QLNN với DN BHPNT và không nên tập trung quá nhiều. Tập trung quá nhiều chỉ gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
Những yếu tố ở hiện tại không nên chú ý đến nhiều
Các DN BHPNT đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách nhà nước, người dân ngày càng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của các DN BHPNT.
Theo đó, hoạt động kinh doanh của DN BHPNT cũng ngày mở rộng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các DN BHPNT. Tất cả các yếu tố này nằm ở Quadrant “chú ý thấp”. Đây là yếu tố không nên tập trung nhiều, bởi vì yếu tố này không tác động nhiều đến sự hài lòng DN BHPNT.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Phát triển châu Á S. Chiavo – Campo, P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
2. Lê Thị Kim Anh & Huỳnh Văn Thái, Vận dụng mô hình IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng của khách hàng cá nhân, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 120, tháng3/2016;
3. Quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử, Đào Anh Tuấn, LATS, 2012;
4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, Nguyễn Anh Tú, LATS, 2015;
5. J. Martilla and J. James, Importance – performance analysis, Journal of Marketing, vol.41, no.1, pp.77-79, 1977.