Kho bạc Nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Kho bạc Nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

“Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ theo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021-2030; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị” – Là mục tiêu và phương châm hành động hệ thống Kho bạc Nhà nước đặt ra trong năm 2022.
Kho bạc Nhà nước Yên Bái quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định

Kho bạc Nhà nước Yên Bái quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định

2 tháng đầu năm 2022, Kho bạc Nhà nước Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu và hệ thống các ngân hàng thương mại tập trung nhanh các khoản thu trên địa bàn và thực hiện hạch toán, điều tiết cho các cấp ngân sách đầy đủ, kịp thời, đúng tỷ lệ quy định. Theo đó, tính đến ngày 24/2/2022, số thực thu ngân sách trên địa bàn là 712 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch Bộ Tài chính giao, đạt 15% kế hoạch tỉnh giao.
Kho bạc Nhà nước: Tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ

Kho bạc Nhà nước: Tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ

Hiện thực hoá phương châm hành động và bước đầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong một số hoạt động nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể quyết liệt thực hiện trong năm 2022, nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống KBNN.
Về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư công nói chung, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhất là sự thay đổi về quy định giảm mức vốn tạm ứng của các hợp đồng, khoản chi sử dụng vốn đầu tư công.
Những trường hợp Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán vốn đầu tư

Những trường hợp Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán vốn đầu tư

Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi giao dịch được phép tạm dừng thanh toán vốn, có ý kiến bằng văn bản cho chủ đầu tư trong các trường hợp: những khoản thanh toán hoặc từ chối thanh toán; trả lời các vướng mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn; phối hợp với chủ đầu tư, các cơ quan có liên quan thu hồi số vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng, trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; đồng thời, báo cáo cơ quan chủ quản và KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính xem xét, xử lý.
Kho bạc Nhà nước: Tăng cường liên kết, cung cấp dịch vụ

Kho bạc Nhà nước: Tăng cường liên kết, cung cấp dịch vụ

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) cần tiếp tục hiện đại hóa quy trình quản lý; đề xuất mô hình hệ thống thông tin để có thể đáp ứng yêu cầu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Quản lý và sử dụng tài khoản Kho bạc Nhà nước mở  tại ngân hàng

Quản lý và sử dụng tài khoản Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng

Nhằm hoàn thiện mô hình tài khoản thanh toán tập trung, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2019/TT-BTC. Thông tư số 109/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/02/2022.
Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi thường xuyên 155.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2022

Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi thường xuyên 155.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2022

Trong 2 tháng đầu năm 2022, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đã điều hành ngân quỹ nhà nước đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước. Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên, lũy kế vốn thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 2/2022 qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 155.000 tỷ đồng, bằng 13,9% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).