Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xung đột Nga – Ukraine khiến cho xuất khẩu (XK) thuỷ sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3/2022 chỉ còn 2,7 triệu USD, và XK sang Ukraine bị dừng hoàn toàn.
So với cùng kỳ, xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay tăng khá và thị trường tiêu thụ ổn định đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất - kinh doanh. Doanh nghiệp xuất khẩu phấn khởi, an tâm đẩy mạnh sản xuất và hy vọng được tiếp sức từ các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản cũng như nhiều ngành sản xuất khác đã 'tê liệt' trong gần 4 tháng thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, trong 3 tháng cuối năm xuất khẩu đã tăng mạnh trở lại và 'bứt phá' ngoạn mục về đích.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên đã làm cho việc vận chuyển, thu hoạch, tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị trường EU tăng 20%, đạt trên 486 triệu USD, trong đó, xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác tăng 24%, đạt 154 triệu USD, chiếm 32%; thủy sản nuôi trồng tăng 18%, đạt 333 triệu USD, chiếm 68%. Đây là kết quả rất khả quan, nhưng theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng cuối năm sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng này.
Dự báo xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục đà tăng do số lượng người dân được tiêm chủng ngừa Covid-19 đạt tỷ lệ rất cao tại Mỹ và các nước EU, CPTPP... và dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại và tăng trưởng mạnh.
Với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi thủy sản dồi dào, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện phát triển về kinh tế biển và kinh tế biển cũng là ngành có đóng góp quan trọng cho kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, phát triển, ngành Thủy sản phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp thông qua phân tích, so sánh để đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo các tiêu chí thương hiệu, thị trường, hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn trong thời gian tới.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU được kỳ vọng sẽ tăng cao sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực.