Biến đổi khí hậu làm gia tăng các mối đe dọa ở Tây Nam Thái Bình Dương

Theo Lan Anh (T/h), https://kinhtemoitruong.vn

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ nhiệt độ nước biển tăng đến những cơn bão và lũ lụt gây chết người, biến đổi khí hậu làm gia tăng các mối đe dọa ở Tây Nam Thái Bình Dương.

Nhiều rặng san hô tại Thái Bình Dương đang "chết" vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Ming-Shiou Jeng)
Nhiều rặng san hô tại Thái Bình Dương đang "chết" vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Ming-Shiou Jeng)

Báo cáo được đưa ra tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, nơi mối đe dọa hiện hữu đối với nhiều quốc gia đang phát triển trên đảo nhỏ (SIDS) là một trong những chủ đề thường xuyên. 

“Báo cáo nêu bật những rủi ro thực sự và tiềm ẩn liên quan đến những thay đổi xảy ra trong lưu thông đại dương, nhiệt độ, axit hóa và khử oxy, cũng như mực nước biển dâng cao” - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Petteri Taalas nhấn mạnh.

Suy thoái các rạn san hô

Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng thể về các chỉ số khí hậu, rủi ro và tác động đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời cho thấy chi tiết các mối đe dọa trên đất liền và trên biển. 

WMO cho biết, nhiệt độ bề mặt nước biển và nhiệt độ đại dương ở các khu vực phía Tây Nam Thái Bình Dương đang tăng lên hơn 3 lần so với nhiệt độ trung bình toàn cầu. “Sóng nhiệt biển” đã từng tẩy trắng các rạn san hô sống động và đe dọa các hệ sinh thái quan trọng của nhiều khu vực trên thế giới. 

Năm 2020, khu vực rạn san hô Great Barrier của Australia bị tẩy trắng hàng loạt trên diện rộng, cũng là lần thứ 3 trong vòng 5 năm qua. WMO cảnh báo rằng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, 90% các rạn san hô ở Great Barrier và trong khu vực Tam giác San hô có thể bị suy thoái nghiêm trọng. 

Hệ sinh thái suy giảm 

Sự ấm lên, khử oxy và axit hóa đại dương cũng đang thay đổi mô hình tuần hoàn và hóa học của đại dương, buộc cá và động vật phù du phải di cư đến các vĩ độ cao hơn và thay đổi hành vi, do đó làm thay đổi nghề cá truyền thống. 

Các hòn đảo ở Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng đặc biệt do đánh bắt ven biển cung cấp lương thực, phúc lợi, văn hóa và việc làm. Báo cáo cho thấy từ năm 1990 đến 2018, tổng sản lượng thủy sản giảm 75% ở Vanuatu và 23% ở Tonga. 

Sông băng nhiệt đới biến mất 

Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tốc độ trung bình khoảng 3,3 mm mỗi năm kể từ đầu những năm 1990 và đã tăng tốc do sự ấm lên của đại dương và băng tan trên đất liền. 

Theo báo cáo, tốc độ thay đổi mực nước biển ở bắc Ấn Độ Dương và phần phía tây của Thái Bình Dương nhiệt đới cao hơn đáng kể so với mức tăng trung bình toàn cầu. 

WMO cho rằng, mực nước biển dâng cao đã tác động lớn đến xã hội, nền kinh tế và hệ sinh thái ở các đảo Thái Bình Dương. Đồng thời, làm tăng khả năng dễ bị tổn thương đối với các xoáy thuận nhiệt đới, triều cường và lũ lụt ven biển. 

Các sông băng nhiệt đới cuối cùng còn sót lại giữa dãy Himalaya và Andes cũng đang gặp nguy hiểm do biến đổi khí hậu. Các sông băng ở Papua, Indonesia, đã tồn tại khoảng 5.000 năm nhưng với tốc độ hiện tại, tổng lượng băng sẽ mất đi trong vòng 5 năm tới. 

Bão và cháy rừng 

Trong khi đó, bão và lũ lụt đã gây ra cái chết, tàn phá và di dời dân cư ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương SIDS. Philippines, cũng như Pacific SIDS, đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do bão và xoáy thuận nhiệt đới, trong khi hạn hán cũng là một mối nguy lớn. 

Mùa cháy rừng 2019-2020 chưa từng có ở miền đông Australia đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm khói trầm trọng. Hơn 10 triệu ha đất đã bị đốt cháy, và khoảng 33 người thiệt mạng, cùng với hàng triệu động vật, thậm chí hơn 3.000 ngôi nhà bị phá hủy. 

Việc thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu vực đang gặp nguy hiểm do các hiểm họa liên quan đến thời tiết, dự kiến ​​sẽ trở nên cực đoan hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu.   

Hệ thống cảnh báo sớm 

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019, các hiện tượng thời tiết cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới đã khiến khoảng 1.500 người tử vong và ảnh hưởng trung bình đến gần 8 triệu người mỗi năm. Khoảng 500 trường hợp tử vong được báo cáo vào năm 2020, khoảng 1/3 so với mức trung bình hàng năm dài hạn, nhưng hơn 11 triệu người đã bị ảnh hưởng. 

Báo cáo ủng hộ các hệ thống cảnh báo sớm như một “biện pháp thích ứng chính” để giảm thiểu các tác động và rủi ro khí hậu. Khoảng 3/4 quốc gia trong khu vực đã có hệ thống cảnh báo sớm đa nguy cơ. 

WMO nhấn mạnh, việc giải quyết các rủi ro khí hậu gia tăng và các tác động của chúng đòi hỏi phải có hành động ở cấp địa phương, khu vực và xuyên quốc gia, bao gồm nâng cao năng lực, phát triển các dịch vụ khí hậu và các phương pháp tiếp cận tổng hợp giảm thiểu rủi ro thiên tai.