Thêm động lực thúc đẩy cổ phần hóa từ UpCom

PV.

Một trong những động lực quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa là phát triển thị trường chứng khoán, trong đó có UpCom. Là sàn giao dịch dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết, nên mọi công ty đại chúng đều có quyền đăng ký giao dịch trên UpCom.

ham gia thị trường UpCom cũng là cơ hội cho DN tiếp cận vào kênh huy động vốn mới, ngoài kênh huy động vốn của ngân hàng
ham gia thị trường UpCom cũng là cơ hội cho DN tiếp cận vào kênh huy động vốn mới, ngoài kênh huy động vốn của ngân hàng

Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến nay thị trường UpCom đã có những bước tăng trưởng rất đáng ghi nhận. Hình thành thị trường UpCom mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia trên thị trường.

Trước tiên, là lợi ích cho các nhà đầu tư, thị trường UPCoM ra đời giúp cho các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn về mặt hàng hóa để đầu tư, tiếp đến là tăng tính an toàn trong các hoạt động giao dịch và hoạt động thanh toán.

Vì các hoạt động giao dịch và hoạt động thanh toán được thực hiện, quản lý bởi cơ quan, tổ chức nhà nước. Như vậy, các hoạt động giao dịch sẽ an toàn hơn rất nhiều so với những giao dịch đầy rủi ro bên ngoài.

Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ dễ tiếp cận những thông tin về các DN đăng ký giao dịch. Vì khi các DN đăng ký giao dịch trên Upcom, họ phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nhà nước.

Tham gia thị trường UpCom cũng là cơ hội cho DN tiếp cận vào kênh huy động vốn mới, ngoài kênh huy động vốn của ngân hàng; Tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý thu hẹp thị trường tự do, thúc đẩy việc cổ phần hóa của các DNNN.

Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp (DN) sau cổ phần hóa có tối đa 90 ngày để đăng ký giao dịch cổ phiếu tập trung. Để tạo điều kiện cho DN dễ dàng trong đăng ký giao dich, thời gian quan Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có nhiều giải pháp khuyến khích DN đăng ký giao dịch trên thị trường UpCom.

Dó đó, số lượng cổ phiếu và thanh khoản của sàn UpCom đã có cải thiện rõ rệt. Tính đến ngày 2/6/2016, thị trường UPCoM đã có 302 DN thực hiện đăng ký giao dịch với tổng giá trị đăng kí giao dịch 69.500 tỷ đồng. 

Chỉ tính riêng từ đầy năm 2016 đến nay đã có 74 DN mới gia nhập UpCom, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 124 tỷ đồng/phiên, gấp 2,15 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tuy có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng so với số DN đã cổ phần hiện nay thì con số trên còn rất khiêm tốn. Thời gian qua, vẫn còn nhiều DN vì một vài lý do mà ngần ngại tham gia niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán. Mặt khác, cũng còn có DN tham gia giao dịch trên UpCom nhưng hoạt động vẫn còn yếu.

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó Tổng giám đốc HNX thừa nhận: Một vấn đề được đặt ra là hiện một số DN hoạt động quá èo uột, thậm chí không còn hoạt động, nhưng cổ phiếu vẫn xuất hiện trên sàn UpCom.

Trước một số đề xuất, cần loại bỏ ngay các DN èo uột trên UpCom, ông Trung cho rằng, đây là câu chuyện của cơ chế. Quy định cho phép DN đại chúng có quyền đăng ký trên UpCom, khi họ còn là công ty đại chúng thì không thể hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu.

Bên cạnh đó là quyền lợi của các cổ đông, khi thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư. Do vậy, nhiệm vụ chỉ có thể đặt hết vào công tác quản lý, giám sát thị trường. Việc giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, DN và thị trường chỉ được thực hiện khi công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý được tăng cường.

Ngoài các giải pháp trên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, minh bạch thông tin DN để nhà đầu tư, cơ quan quản lý nắm bắt rõ được chất lượng, giá trị cổ phiếu. Mặt khác, cơ quan quản lý, cần siết chặt công tác phê duyệt DN lên sàn…