Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc bốn hãng sữa lớn tăng giá sữa
(Tài chính)Tại phiên họp Chính phủ ngày 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành có liên quan, trực tiếp là Bộ trưởng Bộ Tài chính kiểm tra việc một số hãng sữa lớn cả trong nước và nước ngoài gồm có Vinamilk, Mead Johnson Việt Nam, Nestle Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam cùng tăng giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, Thủ tướng chỉ đạo nếu vi phạm xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật.
Tham dự phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phản ánh tình trạng vừa qua bốn hãng sữa lớn nhất cùng lúc lên giá sữa dành cho cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Đây là biểu hiện mà theo Luật Cạnh tranh là có thỏa thuận. Vừa rồi Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu giải trình nhưng họ cứ lên giá cùng lúc. Chúng ta nhớ lại cách đây ba tháng thì 3 công ty viễn thông lớn cũng tăng giá cước 3G cùng một ngày. Hình thức là quyền của doanh nghiệp, nhưng trong một thị trường mà dưới năm người cạnh tranh là nguy cơ thỏa thuận rất lớn gây thiệt hại cho người tiêu dùng".
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết thêm: “Chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh cùng với các bộ ngành liên quan có yêu cầu bám sát việc giải trình tăng giá của những người chủ lực mà lại tăng giá cùng một ngày. Trong hội nhập chúng ta phải có quyền bảo vệ người tiêu dùng bằng giám sát cạnh tranh không lành mạnh”.
Tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan, mà trực tiếp là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho triển khai kiểm tra việc tăng giá sữa, xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 24/2, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có công văn gửi tới Công ty TNHH Nestle - nhà phân phối sữa Nan - đề nghị giải trình lí do tăng giá do công ty đưa ra thiếu thuyết phục.
Cục Quản lý giá nêu rõ, theo công văn giải trình ngày 12/2, Nestle đưa ra lý giải việc điều chỉnh tăng do mức lạm phát. Đồng thời, các lý do mà Nestle đưa ra như chi phí nhân công chi phí vận chuyển và giá nhập khẩu.
Do vậy, Cục Quản lý giá đề nghị Nestle cần tiếp tục rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính ban hành, thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất, lưu thông và không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.
Đồng thời, công ty cần phải giải trình cụ thể đối với từng sản phẩm trên cơ sở yếu tố chi phí đầu vào tăng như giá vốn nhập khẩu, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và thời điểm tăng chi phí đầu vào tác động làm giá bán sản phẩm tăng
Kèm theo đó, Nestle cũng phải cung cấp hồ sơ, chứng từ các chi phí đầu vào tăng trước và sau khi điều chỉnh giá.
Theo nội dung công văn, trường hợp công ty chưa giải trình, bổ sung đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của Cục Quản lý giá thì đề nghị công ty thực hiện bán theo mức giá trước khi kê khai.
Cùng ngày, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, thông báo sẽ tăng giá 7% dự kiến từ ngày 25/2 cũng đã được Cục Quản lý giá yêu cầu nộp hồ sơ giải trình.
Đến thời điểm này, công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam) đã báo cáo tăng do đã báo cáo tăng do giải trình rõ các yếu tố biến động giá đầu vào.
Tuy nhiên, công ty Nestle đã bán với giá mới từ trước đó 12 ngày tức là từ ngày 31/1.