Tiền mặt vẫn là “vua” ở Nhật Bản, một khó khăn nữa của BOJ
Những ai đã đến thăm Nhật Bản đều biết, tiền mặt vẫn là "vua".
Mặc dù nhiều nơi bây giờ đã sử dụng thẻ tín dụng, Apple Pay và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, nhưng lượng tiền giấy và tiền xu lưu thông trong nền kinh tế Nhật bản đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Đáng chú ý hơn là trong khi nền kinh tế và dân số đã bị thu hẹp.
Theo thống kê, tính đến thời điểm cuối tháng 10 vừa qua, có hơn 101 nghìn tỷ yên (tương đương 966 tỷ USD) tiền mặt đang được lưu hành. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm hơn 80% giá trị giao dịch trong năm 2014.
Tuy nhiên việc thanh toán bằng tiền mặt đã hạn chế đáng kể hiệu lực chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Cụ thể, xu hướng thanh toán bằng tiền mặt tại Nhật đã khiến cho nỗ lực cắt giảm lãi suất xuống dưới 0 của BOJ với mục tiêu thúc đẩy các ngân hàng cho vay, nhưng trên thực tế lại có thể khiến các ngân hàng áp dụng chính sách này với người dân, qua đó càng khuyến khích người dân rút tiền tại ngân hàng để cất giữ tại gia.
Quyết định dừng in tờ tiền mệnh giá 500 euro ở châu Âu nhấn mạnh rằng các chính phủ đang cố gắng hạn chế việc nắm giữ tiền mặt của người dân (thông qua việc khiến việc cất giữ tiền mặt trở nên khó khăn hơn), qua đó có thể gia tăng hiệu quả của việc cắt giảm lãi suất sâu hơn dưới 0.
Ở Thụy Điển, nơi mà phần lớn các khoản thanh toán không dùng tiền mặt và nhiều ngân hàng thậm chí còn không nhận tiền gửi và rút tiền bằng tiền mặt, Ngân hàng Trung ương nước này nhận định hồi năm ngoái rằng, chính sách lãi suất âm hoạt động tốt hơn trong một xã hội không dùng tiền mặt.
Hiện lãi suất tại Thụy Điển là -0,5%, nhưng đó không phải là một lựa chọn tốt ở Nhật Bản do “là một nền kinh tế dựa trên tiền mặt”, theo Sayuri Shirai - một cựu thành viên Hội đồng chính sách của BOJ. BOJ có thể có thể cắt giảm lãi suất tiêu cực đến -0,2% hoặc thậm chí -0,3%, cô cho biết đầu tháng này. Hiện BOJ đáng áp dụng mức lãi suất -0,1% đối với một phần khoản tiền gửi vượt dự trữ của các ngân hàng thương mại tại BOJ.