Sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế gắn với tăng trưởng xanh bền vững và tích hợp đa giá trị. Người nông dân đã hiện đại hóa sản xuất, làm chủ các công nghệ và nắm bắt các xu thế mới để sản xuất đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Trong bối cảnh còn nhiều diễn biến khó lường từ thế giới, doanh nghiệp cần ở tâm thế sẵn sàng để đón cơ hội quay trở lại, cũng như linh hoạt ứng phó trước các thách thức, để đưa ra sách lược phù hợp nhất cho mình.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuấtkhẩu nông lâm thủy sản.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán CTCK KB Việt Nam KBSV những tín hiệu khởi sắc của kinh tế vĩ mô sẽ quay trở lại nhờ động lực chính đến từ việc hoạt động xuấtkhẩu phục hồi kéo theo tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh đầu tư công, nới lỏng chính sách tiền tệ và sự phục hồi của tiêu dùng nội địa nhờ các biện pháp kích cầu.
Trong khi nhiều mặt hàng thủy sản như tôm, cá tra được dự báo sẽ phục hồi tốt trong năm nay thì cá ngừ lại vướng phải nhiều yếu tố có thể kìm hãm sự phục hồi.
Trong những ngày gần Tết Nguyên đán 2024, hàng trăm xe chở nông sản Việt Nam đang tấp nập đổ về cửa khẩu phía Bắc để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là thị trường được kỳ vọng sẽ đem về nhiều tỷ USD cho nông sản Việt trong năm 2024 này.
Mặc dù doanh nghiệp đã có đơn hàng tuy nhiên nhiều dự báo cho thấy đến hết quý I/2024 ngành thuỷ sản vẫn chưa thể khởi sắc cho vấn đề tiêu thụ do nhiều diễn biến phức tạp của thị trường.
Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 , xuấtkhẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam là một trong những lĩnh vực thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là một vùng sản xuất lúa trọng điểm, quan trọng nhất có những đóng góp to lớn với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Tại đây, lúa gạo không chỉ cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực cho dân cư 13 tỉnh, thành ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ, mà còn cung cấp lượng gạo xuấtkhẩu hàng năm của nước ta, thu về cho đất nước hàng tỉ USD hàng năm.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm 2023 đều tăng mạnh. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024 ước đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù phục hồi nhanh chóng sau tác động của đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế của Malaysia phải đối mặt với nhiều trở ngại vào năm 2023, giảm tốc độ từ 8,7% của năm trước xuống còn khoảng 4%. Nguyên nhân chính là nền kinh tế toàn cầu yếu hơn đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp định hướng xuấtkhẩu của nước này. Để đối phó với những thách thức đó, Malaysia đã đưa ra Sáng kiến kinh tế Madani: Trao quyền cho người dân, vạch ra kế hoạch toàn diện để tăng trưởng kinh tế bền vững.
Việt Nam có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp DN Nhật Bản. Đặc biệt nếu như trước đây, Việt Nam là thị trường có sản xuất có chi phí rẻ phục vụ xuấtkhẩu dần đang dịch chuyển sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Các DN Nhật Bản có xu hướng tập trung nhiều hơn dầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới ở Việt Nam...
Đầu năm nay, cơ quan thương vụ liên tục phát đi cảnh báo về các rủi ro lừa đảo trong giao dịch quốc tế. Đáng ngại là, kể cả lĩnh vực đã từng bị lừa xuấtkhẩu với số lượng lớn container như hạt điều, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự lưu tâm tới vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam Vinacas Bạch Khánh Nhựt cho biết.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu EU - Việt Nam EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/8/2020, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ lực của EU chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, đây là một thị trường khó tính với hàng nông sản, vì vậy, Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu, thì cần khắc phục các tồn tại liên quan đến quy tắc xuất xứ, chất lượng hàng nông sản... Do đó, một số giải pháp được tác giả đề xuất bao gồm phát triển công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ huy động vốn và phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại.
Rào cản thương mại gia tăng, quy định khắt khe, áp lực cạnh tranh gay gắt, giá cước vận chuyển tăng…đang là những chướng ngại vật khó tránh cho hoạt động xuấtkhẩu thủy sản vào Mỹ trong năm 2024. Điều nên làm cho các doanh nghiệp thủy sản ở thị trường chủ lực này là cần chuẩn bị với một tâm thế thận trọng.