Tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán hướng đến tiêu chuẩn quốc tế
Đó là khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới tại hội thảo công bố báo cáo đánh giá tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán do Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới đồng phát hành. Sự kiện diễn ra ngày 14/12 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai.
Theo ông Vũ Đức Chính, Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán, tuy nhiên, nhìn chung chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) chưa nhất quán với các thông lệ quốc tế. Bên cạnh một số doanh có chất lượng BCTC cao, nhìn chung, cơ chế giám sát và thực thi chuẩn mực kế toán chưa đầy đủ, do cơ quan nhà nước mới chỉ chú trọng vào khâu nghiên cứu, chưa có nhiều điều kiện kiểm tra, giám sát.
Nhiều doanh hiện đang được kiểm toán bởi các công ty trong nước, năng lực hạn chế, do đó, gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ. Ngoài ra, nhu cầu đối với BCTC của doanh còn thấp, do người sử dụng chưa đánh giá được đầy đủ lợi ích của những báo cáo này. Thị trường vốn chủ yếu gồm các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên không dựa vào BCTC để đưa ra quyết định đầu tư.
Chia sẻ cụ thể hơn về hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Christopher Fabling, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới cho biết, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ khoảng 1/3 tổng tài sản, sản xuất ra ¼ tổng sản phẩm và tạo ra 1/8 việc làm trong khu vực doanh, nhưng việc công bố thông tin lại hạn chế.
Mặc dù đã có nhiều nghị định và thông tư yêu cầu công bố BCTC của doanh nghiệp nhà nước nhưng việc thực thi chưa đầy đủ. Có nhiều trường hợp BCTC có phương pháp hạch toán, kế toán dựa trên quy định tài chính đặc thù, thay vì tuân thủ chuẩn mực kế toán thông lệ. Mặc dù cách làm này làm thay đổi bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng kiểm toán đều chấp nhận.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng, nhiều doanh Việt Nam, trong đó có các tổ chức tài chính không công bố những thông tin quan trọng, như mối quan hệ và các giao dịch, khối lượng giao dịch và số dư tương ứng. Việc này khiến người sử dụng BCTC không hiểu rõ tình trạng và kết quả hoạt động của doanh.
Từ những nghiên cứu này, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam nên giảm dần các trường hợp doanh nghiệp nhà nước được áp dụng các quy định đặc thù theo lộ trình cụ thể từ ngắn hạn đến trung hạn. Luật Kế toán cũng cần bổ sung quy định, BCTC cần tuân thủ hoàn toàn các quy định chuẩn mực, kèm theo những bản thuyết minh, giải trình liên quan đến số liệu, chứ không thay đổi các con số.
Cùng với đó, Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập nên ngắn gọn hơn nữa. Hiện nay, hai luật này vẫn quy định những trường hợp cụ thể mà chỉ nên có trong các văn bản dưới luật, quy chế của tổ chức nghề nghiệp. Việc quy định quá chi tiết này dẫn đến khi cần cập nhật những chuẩn mực sẽ phải chờ đến thời điểm sửa đổi luật.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, Việt Nam nên áp dụng đầy đủ chuẩn mực BCTC quốc tế và các diễn giải liên quan cho các đơn vị có lợi ích công chúng; có lộ trình cụ thể cho từng loại hình doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau. BCTC cho mục đích chung cũng nên tuân thủ hoàn toàn chuẩn mực kế toán Việt Nam được cập nhật theo những thay đổi của chuẩn mực BCTC quốc tế.
Việt Nam cần xây dựng một nghề thẩm định giá thực sự độc lập và chất lượng để hỗ trợ việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Hiện nay, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đã được xây dựng tương đối đầy đủ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên, trong thời gian tới cần có hướng dẫn riêng cho hoạt động thẩm định giá phục vụ mục đích BCTC.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần ban hành một khung yêu cầu BCTC đa dạng và toàn diện khi sửa đổi Luật Kế toán. Theo đó, các đơn vị có lợi ích công chúng cần phải lập và nộp BCTC tuân thủ đầy đủ chuẩn mực BCTC Việt Nam. Đối với các đơn vị chưa có lợi ích công chúng nhưng lại có vị thế quan trọng và có nhu cầu tiếp cận tín dụng, thì được phép lựa chọn áp dụng chuẩn mực kế toán cho các doanh nhỏ và vừa, hoặc áp dụng chuẩn mực BCTC Việt Nam.
Lắng nghe những khuyến nghị của đại diện Ngân hàng Thế giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đồng tình với những lợi ích mà chuẩn mực BCTC quốc tế mang lại, bởi chất lượng BCTC của doanh sẽ được cải thiện rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình.
Ngoài ra, việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cũng là một yếu tố để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thông dòng vốn FDI. “Vì vậy, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng để trình Chính phủ đề án cập nhật chuẩn mực doanh Việt Nam để đưa chuẩn mực quốc tế vào áp dụng” – Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.