4 thách thức lớn với kinh tế Việt Nam năm 2014
(Tài chính) TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra 4 thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam năm 2014.
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách của Chính phủ là một vấn đề trở nên quan trọng. Lý do là vì trong những năm gần đây, nguồn thu giảm đi do doanh nghiệp suy yếu, đồng thời chi tiêu của chính phủ đã không giảm tương ứng với nguồn thu.
Chính phủ sẽ phải vay nợ nhiều hơn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường vốn. Tác động của thâm hụt thường không ảnh hưởng trực tiếp ngay đến nền kinh tế, nhưng nó tạo ra những rủi ro tiềm tàng.
Ví dụ, giữ lãi suất ở mức cao mà đáng lẽ ra có thể hạ được xuống để hỗ trợ doanh nghiệp, hoặc tạo mối hoài nghi lạm phát sẽ quay trở lại vì người dân lo sợ Chính phủ phát hành tín dụng dễ dãi hoặc thậm chí phát hành tiền một cách lặng lẽ. Điều này có thể không thật xảy ra trong năm 2014 nhưng nó vẫn làm nhiều người lo ngại, e dè. Đó là điều tối kỵ trong kinh tế thị trường vì nó làm giảm lưu lượng các hoạt động kinh tế.
Thứ hai, vấn đề nợ xấu và lãi suất. Nợ xấu có thực sự được giải quyết hay không phụ thuộc vào những chính sách cụ thể của ngân hàng nhà nước trong năm 2014. Nếu không có một dòng tiền thật sự chảy vào xử lý các khoản nợ xấu thì vấn đề vẫn chưa ngã ngũ và sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính vẫn là một mối hoài nghi lớn.
Thứ ba, tỷ giá cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm. Nếu tiếp tục giữ tỷ giá ổn định như hiện nay, hoặc kể cả giảm giá đồng tiền Việt 2 - 3% trong cả năm 2014 thì đồng tiền Việt vẫn còn mạnh. Điều này đe dọa toàn bộ nền sản xuất của Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt với các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Mà khuynh hướng hội nhập sắp tới cho thấy sự cạnh tranh sẽ khốc liệt và trực tiếp hơn đến từ các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia. Nhưng nếu điều chỉnh tỷ giá quá nhiều thì lại tạo ra những sức ép rất lớn cho người làm chính sách. Đây vẫn là bài toán của những năm qua.
Cuối cùng, thị trường bất động sản hiện nay vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro rất lớn mà chưa bộc lộ hết, đặc biệt ở phía Bắc. Nếu có sự suy giảm thêm nữa của thị trường, hệ thống tài chính sẽ gánh chịu hậu quả trực tiếp. Nếu may mắn, chúng ta không phải chứng kiến điều này, còn nếu không may, điều này xảy ra, tôi cảm thấy công cụ chính sách để khắc phục hầu như không còn. Vì thế, đây là lĩnh vực thực sự may rủi.
"Ba vấn đề lớn là tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cán cân thanh toán, theo tôi, không quá đáng lo ngại trong năm 2014 vì sẽ không khác nhiều so với năm 2013", TS. Nguyễn Đức Thành nhận định.
Còn theo GS. Đặng Hùng Võ, "nút thắt" của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 nằm ở khâu tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế.
Nhiệm vụ trước hết được Quốc hội, Chính phủ đặt ra là tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, trong đó có rất nhiều việc phải làm, trước hết trong khu vực tài chính tiền tệ. Nếu nói rộng hơn, chuyên gia quốc tế vẫn cho rằng Việt Nam có mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chưa tốt, cần phải tăng yếu tố nguồn nhân lực mới tạo được đột biến trong quá trình tăng trưởng.
Vì vậy, việc phục hồi nền kinh tế trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, giải quyết nợ lên đến mức hơn 1 triệu tỷ đồng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...
"Đây toàn là những chuyện khó và hy vọng chúng ta sớm giải quyết được việc này. Xa hơn nữa, tôi cho rằng chúng ta cần phải xem xét việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, đây mới chính là yếu tố tạo đột biến trong tăng trưởng", ông Võ nhận định.
Chính phủ sẽ phải vay nợ nhiều hơn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường vốn. Tác động của thâm hụt thường không ảnh hưởng trực tiếp ngay đến nền kinh tế, nhưng nó tạo ra những rủi ro tiềm tàng.
Ví dụ, giữ lãi suất ở mức cao mà đáng lẽ ra có thể hạ được xuống để hỗ trợ doanh nghiệp, hoặc tạo mối hoài nghi lạm phát sẽ quay trở lại vì người dân lo sợ Chính phủ phát hành tín dụng dễ dãi hoặc thậm chí phát hành tiền một cách lặng lẽ. Điều này có thể không thật xảy ra trong năm 2014 nhưng nó vẫn làm nhiều người lo ngại, e dè. Đó là điều tối kỵ trong kinh tế thị trường vì nó làm giảm lưu lượng các hoạt động kinh tế.
Thứ hai, vấn đề nợ xấu và lãi suất. Nợ xấu có thực sự được giải quyết hay không phụ thuộc vào những chính sách cụ thể của ngân hàng nhà nước trong năm 2014. Nếu không có một dòng tiền thật sự chảy vào xử lý các khoản nợ xấu thì vấn đề vẫn chưa ngã ngũ và sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính vẫn là một mối hoài nghi lớn.
Thứ ba, tỷ giá cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm. Nếu tiếp tục giữ tỷ giá ổn định như hiện nay, hoặc kể cả giảm giá đồng tiền Việt 2 - 3% trong cả năm 2014 thì đồng tiền Việt vẫn còn mạnh. Điều này đe dọa toàn bộ nền sản xuất của Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt với các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Mà khuynh hướng hội nhập sắp tới cho thấy sự cạnh tranh sẽ khốc liệt và trực tiếp hơn đến từ các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia. Nhưng nếu điều chỉnh tỷ giá quá nhiều thì lại tạo ra những sức ép rất lớn cho người làm chính sách. Đây vẫn là bài toán của những năm qua.
Cuối cùng, thị trường bất động sản hiện nay vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro rất lớn mà chưa bộc lộ hết, đặc biệt ở phía Bắc. Nếu có sự suy giảm thêm nữa của thị trường, hệ thống tài chính sẽ gánh chịu hậu quả trực tiếp. Nếu may mắn, chúng ta không phải chứng kiến điều này, còn nếu không may, điều này xảy ra, tôi cảm thấy công cụ chính sách để khắc phục hầu như không còn. Vì thế, đây là lĩnh vực thực sự may rủi.
"Ba vấn đề lớn là tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cán cân thanh toán, theo tôi, không quá đáng lo ngại trong năm 2014 vì sẽ không khác nhiều so với năm 2013", TS. Nguyễn Đức Thành nhận định.
Còn theo GS. Đặng Hùng Võ, "nút thắt" của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 nằm ở khâu tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế.
Nhiệm vụ trước hết được Quốc hội, Chính phủ đặt ra là tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, trong đó có rất nhiều việc phải làm, trước hết trong khu vực tài chính tiền tệ. Nếu nói rộng hơn, chuyên gia quốc tế vẫn cho rằng Việt Nam có mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chưa tốt, cần phải tăng yếu tố nguồn nhân lực mới tạo được đột biến trong quá trình tăng trưởng.
Vì vậy, việc phục hồi nền kinh tế trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, giải quyết nợ lên đến mức hơn 1 triệu tỷ đồng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...
"Đây toàn là những chuyện khó và hy vọng chúng ta sớm giải quyết được việc này. Xa hơn nữa, tôi cho rằng chúng ta cần phải xem xét việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, đây mới chính là yếu tố tạo đột biến trong tăng trưởng", ông Võ nhận định.