6 điểm mới nổi bật của Luật Đầu tư 2014

Theo thuvienphapluat.vn

(Taichinh) - Luật Đầu tư mới có hiệu lực thay thế Luật Đầu tư 2005 từ hôm nay. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý của Luật này.

Luật Đầu tư mới có hiệu lực thay thế Luật Đầu tư 2005 từ hôm nay.
Luật Đầu tư mới có hiệu lực thay thế Luật Đầu tư 2005 từ hôm nay.

1. Không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp nữa

Luật Đầu tư 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”.

2. Giới hạn, cụ thể các ngành nghề đầu tư kinh doanh

Trước đây theo Luật Đầu tư 2005, lĩnh vực cấm đầu tư mang tính chất chung chung, không rõ ràng như: phương hại đến quốc phòng, an ninh, quốc gia… nhưng theo Luật mới chỉ cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được liệt kê tại Luật. Đây là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

3. Liệt kê cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Quy định này giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thay vì trước đây phải tìm hiểu qua các văn bản chuyên ngành. Quy định này cũng tránh được cách hiểu khác nhau của người thi hành, áp dụng luật.

4. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: 5 ngày làm việc.

Khác: 15 ngày làm việc

5. Bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước

Cụ thể, dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được và đủ.

6. Thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.