7 điểm tương đồng giữa ISO 9001 và ISO 27001 

Hạ Băng

ISO 27001 và ISO 9001 có những điểm tương đồng và sự chồng chéo trong việc triển khai là đáng kể. Có 7 khía cạnh mà ISO 27001 và ISO 9001 tương tự nhau.

Nắm rõ sự tương đồng cũng như khác biệt của ISO 9001 và ISO 27001 giúp doanh nghiệp có thể nhận ra nên  ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn nào
Nắm rõ sự tương đồng cũng như khác biệt của ISO 9001 và ISO 27001 giúp doanh nghiệp có thể nhận ra nên ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn nào

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng (QMS), được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987 và ngày nay là một trong những công cụ quản lý được sử dụng nhiều nhất.

Tiêu chuẩn ISO 9001 cung cấp một khuôn khổ cho phép các doanh nghiệp: Đảm bảo chất lượng nhất quán trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định/luật định; xác định và giải quyết các lĩnh vực cần cải thiện; nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Tiêu chuẩn này bao gồm các hoạt động vận hành hàng ngày cần thiết để sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ và có thể được thực hiện bởi bất kỳ tổ chức nào, bất kể quy mô hoặc lĩnh vực kinh doanh.

Trong khi đó, ISO 27001 là tiêu chuẩn vê hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS) cũng có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, bất kể quy mô hoặc loại hình. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005, tiêu chuẩn  này là một công cụ hiệu quả và thực tế để giảm thiểu rủi ro bảo mật thông tin.

Tiêu chuẩn ISO 27001 thúc đẩy việc quản lý hiệu quả: Bảo mật thông tin, ngăn chặn truy cập hoặc tiết lộ trái phép; tính toàn vẹn dữ liệu, bao gồm tính chính xác, nhất quán, độ tin cậy; tính sẵn có hoặc khả năng tiếp cận thông tin của người dùng được ủy quyền.

ISO 27001 và ISO 9001 có những điểm tương đồng và sự chồng chéo trong việc triển khai là đáng kể. Có 7 khía cạnh mà ISO 27001 và ISO 9001 tương tự nhau.

Thứ nhất là hiểu bối cảnh tổ chức: Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu doanh nghiệp xác định các khía cạnh bên trong và bên ngoài cần thiết của tổ chức để tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Thứ hai là các bên liên quan: Quá trình tương tự được sử dụng để xác định những yêu cầu và chính sách về khía cạnh an toàn thông tin ISO 27001 có thể được sử dụng để triển khai khía cạnh chất lượng của ISO 9001.

Thứ ba là quy trình phân công nhiệm vụ: Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 đều yêu cầu doanh nghiệp phân công chủ sở hữu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quy trình cần tuân thủ. Do đó, quy trình phân bổ nhiệm vụ được sử dụng để triển khai ISMS có thể được sử dụng để triển khai QMS.

Thứ tư là năng lực, nhận thức, truyền thông và thông tin dạng văn bản: Quy trình được sử dụng để triển khai các khía cạnh tuân thủ nêu trên có thể được sử dụng trong cả ISO 27001 và ISO 9001.

Thứ năm là duy trì sự tuân thủ: Cả ISO 9001 và ISO 14001 đều yêu cầu các tổ chức phải liên tục giám sát hệ thống quản lý của mình để đảm bảo luôn đạt được mức hiệu quả mong muốn.

Thứ sáu là kiểm tra và đánh giá nội bộ: Các quy trình được sử dụng để thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét hồ sơ ISMS cũng có thể được sử dụng trong ISO 9001. Việc triển khai có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô của tổ chức.

Thứ bảy là biện pháp khắc phục: Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu các tổ chức thực hiện những biện pháp khắc phục để đạt được sự tuân thủ đối với những lĩnh vực trong môi trường kinh doanh có ghi nhận sự không phù hợp.

So sánh ISO 9001 và ISO 27001 giúp làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa ISO 9001 và 27001. Dựa vào những đặc điểm này, doanh nghiệp có thể nhận ra nên ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn nào hoặc các lợi ích của việc tích hợp cả hai tiêu chuẩn và hệ thống quản lý của chúng.