Bắc Kạn: Khuyến nông giúp đồng bào vượt qua khó khăn

PV.

(Taichinh) - Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, có địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, ít thung lũng rộng, điều kiện phát triển nông nghiệp khó khăn. Hiện, Bắc Kạn được xếp vào một trong các tỉnh nghèo nhất khu vực miền Bắc. Để giúp đồng bào khắc phục khó khăn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm (KNKL) của Tỉnh đã tiến hành nhiều khóa đòa tạo, tập huấn nông nghiệp cho bà con.

Giáo viên hướng dẫn học viên thực hành kỹ thuật ghép cành. Nguồn: backan.gov.vn
Giáo viên hướng dẫn học viên thực hành kỹ thuật ghép cành. Nguồn: backan.gov.vn

Cũng do địa hình núi hiểm trở, Bắc Kạn phải hứng chịu nhiều bão lụt và sạt lở đất, hàng năm thiệt hại rất nhiều về người và của. Ngay trong trong 6 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 đợt mưa to kèm theo tố lốc, gió giật mạnh làm bị thương cho con người, gây ra thiệt hại về nhà ở, đường giao thông, công trình đang xây dựng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Cụ thể: 03 người bị thương, 199 nhà bị tốc mái, 01 nhà bị hư hỏng nặng; 1,4ha ruộng bị sạt lở; 31,5ha lúa, 57ha ngô, 5ha thuốc lá bị ảnh hưởng; 11 con trâu, nghé bị chết do lũ cuốn trôi; 630m3 đất đá vùi lấp đường giao thông,... Ước thiệt hại khoảng 3.871 triệu đồng.

Để khắc phục hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ đồng bào vươn lên, tỉnh Bắc Kạn đã trú trọng rất nhiều đến công tác khuyến nông, khuyến lâm, phân tích tìm ra những yếu tố thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp. Tỉnh đã nhận định phải phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu mới có thể giúp nông dân thoát nghèo.

Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng đã nghiên cứu và nhận định, cam, quýt là cây trồng bản địa, mang nguồn gen quý hiếm, có thể canh tác ở độ dốc lớn; chịu sâu bệnh và chỉ cần đầu tư thâm canh ở mức vừa cho ra sản phẩm chất lượng nổi trội, là đặc sản của địa phương. Cam, quýt Bắc Kạn quả to, vỏ mỏng, nhiều nước, khi chín vị chua dịu, mùi hương rất thơm. Sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn không những được người dân trong tỉnh đón nhận mà từng bước mở rộng thị trường tiêu thị ra các tỉnh bạn như Cao Bằng, Thái Nguyên và các tỉnh vùng xuôi… Tuy nhiên, hiện nay tại Bắc Kạn, người trồng cam, quýt vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và thông qua kỹ thuật được hướng dẫn là chính. Qua quá trình trồng và chăm sóc luôn xuất hiện nhiều loại bệnh, côn trùng gây hại mà người dân không lường trước được, số cây trồng bị thoái hoá ngày một nhiều, sản phẩm sau thu hoạch bảo quản không được lâu, người dân chưa tự sản xuất theo một quy trình khép kín.

Để từng bước thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Trung tâm KNKL Bắc Kạn tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGap” cho 30 đối tượng học viên là nông dân đầu mối của tỉnh với mục đích giúp các hộ dân trồng cam, quýt trên địa bàn nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGap.

Trung tâm KNKL Tỉnh truyền tải các nội dung sau: Tổng quan về thực hành nông nghiệp tốt (VietGap); kỹ thuật trồng, chăm sóc cam, quýt; đặc điểm sinh thái học, cơ chế gây hại của các loài sâu bệnh chính trên cam, quýt; biện pháp phòng trừKỹ thuật chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap; …. Ngoài ra, học viên tham gia lớp học còn được thực hành kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp triết, ghép cây ăn quả và tham quan thực tế tại hiện trường.

Ngoài ra, Trung tâm KNKL còn mở lớp tập huấn nhằm bổ sung kiến thức về quy trình thực hành tốt và quy phạm thực hành chuẩn cho người chăn nuôi để sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Các học viên đã cơ bản hiểu được vấn đề trọng tâm của phát triển chăn nuôi theo VietGAP, đó là người nông dân cần phải thực hiện tốt các bước từ lựa chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi, cách thiết kế chuồng, lựa chọn con giống, quản lý thức ăn, nước uống và công tác phòng chống dịch bệnh... thì mới đảm bảo phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Với những kiến thức có được thông qua khóa tập huấn sẽ góp phần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống của người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người noogn dân trên địa bàn, góp phần xóa đỏi, giảm nghèo ở tỉnh miền núi xa xôi này.

(Tổng hợp thông tin từ chinhphu.vn và backan.gov.vn)