Cách quản lý tiền bạc cân bằng
(Tài chính) Bí quyết để quản lý tốt vấn đề tiền bạc thực ra không phải là một điều bí mật. Sẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan nếu như số tiền mà bạn chi tiêu ít hơn so với số tiền mà bạn kiếm được. Bạn nên nghĩ về lâu dài hơn là chỉ nghĩ đến cái trước mắt. Người khác sẽ nhận ra là bạn đã kiếm tiền bằng cách làm việc chăm chỉ và bằng sự đầu tư đúng đắn chứ không phải bằng cách sử dụng những tấm thẻ tín dụng mới hay các khoản cho vay. Sự thỏa mãn tức thì có thể làm cho bạn xiêu lòng. Nhưng việc nghỉ ngơi sớm và thoải mái chắc chắn là còn hấp dẫn bạn nhiều hơn nữa.
Người khác sẽ nhận ra là bạn đã kiếm tiền bằng cách làm việc chăm chỉ và bằng sự đầu tư đúng đắn chứ không phải bằng cách sử dụng những tấm thẻ tín dụng mới hay các khoản cho vay. Sự thỏa mãn tức thì có thể làm cho bạn xiêu lòng. Nhưng việc nghỉ ngơi sớm và thoải mái chắc chắn là còn hấp dẫn bạn nhiều hơn nữa. Dưới đây là 5 bước đơn giản để quản lý tiền bạc:
Bước 1. Xác định rõ số tiền hiện tại mà bạn đang kiếm được
Hiện tại bạn đang kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại bản khai thu nhập cá nhân từ năm ngoái của bạn. Sau đó hãy trừ đi những khoản thuế từ tổng thu nhập của bạn thì bạn sẽ biết được số tiền còn lại bạn đem về nhà để chi dùng. Nếu kể từ năm trước cho tới nay tình hình tài chính của bạn thay đổi một cách đều đặn thì bạn có thể ước tính được những khoản thuế phải đóng cho năm nay bằng cách sử dụng những bảng tính thuế sẵn có của địa phương bạn hoặc của Chính phủ.
Bước 2. Tính toán kỹ số tiền mà hiện tại bạn đang cần dùng
Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có được cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính. Bản ghi này có thể đơn giản chỉ là một bản ghi bằng giấy hay một bản liệt kê trên máy vi tính những khoản thu chi. Nếu bạn có thói quen thường xuyên nhập dữ liệu vào máy tính thì có khá nhiều chương trình phần mềm như chương trình Quicken có thể giúp bạn làm tốt việc xếp loại và phân tích chi tiêu cá nhân. Nhờ vào việc theo dõi một cách cẩn thận chi tiêu hàng tháng thì bạn có thể có được dự tính đúng về chi tiêu hàng năm của mình.
Bước 3. Tính giá trị thực của tài sản của bạn vào thời điểm hiện tại
Để xác định được giá trị thực của tài sản tại thời điểm hiện tại, một cách đơn giản là bạn chỉ cần cộng tổng số tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư (như cổ phiếu, trái phiếu hay thẻ tín dụng) và tất cả tài sản khác của mình lại. Tại Tổ chức Thành công, người ta có một cái máy tính có thể giúp bạn thực hiện quá trình này từng bước một. Kết quả của việc tính toán này (tức là giá trị thực hiện tại của tài sản của bạn) sẽ là một xuất phát điểm để bạn có thể tính toán lợi nhuận đầu tư trong tương lai.
Bước 4. Ước tính số tiền mà bạn cần phải tích lũy qua gửi tiết kiệm hay đầu tư
Bạn cần phải kiếm được bao nhiêu tiền thì mới đạt được những mục tiêu của mình? Khi xác định điều này, bạn nên gắn nó với những vấn đề lớn như nơi ở chính, nhà nghỉ, tài sản đầu tư, các loại tiền phí, xe hơi, tàu thuyền, việc nghỉ hưu sau này… Trong đầu tư thì số tiền mà bạn cần phải có ước tính là bao nhiêu? Chẳng hạn như nếu bạn đầu tư 600.000 USD với số lãi thu về là 8% thì thu nhập chưa tính thuế của bạn sẽ là 48.000 USD hay 38.000 USD sau khi đã tính thuế.
Đây thực sự là những con số rất lớn. Tuy nhiên nếu bạn sớm bắt đầu việc tiết kiệm thì với lãi suất gộp số tài sản của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hãy bắt đầu thực hiện việc này. Tiết kiệm một khoản nào đó. Lúc này bạn cần phải rất kiên trì và nghiêm khắc với bản thân.
Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó mà không thực sự cần thiết lắm là đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành kẻ ăn cắp chính túi tiền của mình. Với lãi suất 6%/năm thì mỗi đồng USD mà bạn dùng vào tiết kiệm hay đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm sau đó. Nếu lãi suất đầu tư là 12%/năm thì chỉ trong vòng 6 năm một đồng USD sẽ tăng gấp đôi. Nhưng thực tế thì hầu hết mọi người lại không thể tiết kiệm được 5% - 20% thu nhập của mình. Bởi vì đối với họ cứ kiếm thêm được một đồng USD đồng nghĩa với việc thêm một cơ hội để chi tiêu. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho họ phải sống một cách rất khó khăn suốt cả phần đời còn lại của mình. Họ hoàn toàn không phải là những nhà đầu tư chiến lược lâu dài. Họ không hề có một kế hoạch tài chính cho bản thân gì cả. Vì vậy hãy sống khác những người này.
Bạn có thể đến Tổ chức Thành công (như đã nói ở trên) và thử một vài loại hình tiết kiệm hay đầu tư khác nhau mà có sử dụng máy tính lãi suất cộng gộp. Bằng cách nhập vào máy tính ở đây những dữ liệu về giá trị thực của tài sản hiện tại của bạn, mục tiêu tài chính và tỷ lệ lãi suất ước tính thì bạn có thể xác định được những mục tiêu tài chính thực tế của mình một cách chính xác. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng nếu bạn thay đổi số tiền tiết kiệm hàng năm thì sau một thời gian nó có thể đem lại cho bạn những khoản thu về khá lớn.
Bước 5. Lên kế hoạch kiếm tiền cụ thể và tiết kiệm đủ tiền cần thiết để đạt được mục tiêu của mình
Hãy tự xây dựng ngân sách riêng cho bạn.
Khi xây dựng riêng cho mình một ngân quỹ bạn nên chú ý tới những vấn đề sau. Bạn cần phải tiết kiệm đủ tiền để có thể:
1. Thoát khỏi tình trạng nợ nần trong chi tiêu.
2. Lập được một quỹ tích lũy tiền mặt.
3. Đầu tư cho việc nghỉ hưu của mình sau này.
Những khoản nợ khi mua sắm luôn làm thâm thủng thu nhập của bạn, do đó bạn nên cắt giảm những ưu tiên mua sắm hàng đầu của mình. Sẽ chẳng có ích lợi gì nếu bạn đầu tư tiền của mình vào một lĩnh vực nào đó với lãi suất thu về là 12% trong khi đó bạn lại vẫn đang phải trả 19% lãi suất cho bộ dàn âm thanh mà bạn đã mua từ năm trước.
Bước thứ hai để tạo ra cho mình sự an toàn về tài chính là bạn hãy dành ra một khoản tiền mặt nào đó. Luôn có sẵn một khoản tiền đủ dùng trong vòng 6 tháng chính là một quy tắc hay mà bạn nên thực hiện theo. Và số tiền này bạn nên để ở các dạng tiền mặt chứ không nên để ở các tài khoản tiết kiệm thông thường bởi nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng được hưởng những lãi suất tiết kiệm cao hơn.
Bước 1. Xác định rõ số tiền hiện tại mà bạn đang kiếm được
Hiện tại bạn đang kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại bản khai thu nhập cá nhân từ năm ngoái của bạn. Sau đó hãy trừ đi những khoản thuế từ tổng thu nhập của bạn thì bạn sẽ biết được số tiền còn lại bạn đem về nhà để chi dùng. Nếu kể từ năm trước cho tới nay tình hình tài chính của bạn thay đổi một cách đều đặn thì bạn có thể ước tính được những khoản thuế phải đóng cho năm nay bằng cách sử dụng những bảng tính thuế sẵn có của địa phương bạn hoặc của Chính phủ.
Bước 2. Tính toán kỹ số tiền mà hiện tại bạn đang cần dùng
Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có được cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính. Bản ghi này có thể đơn giản chỉ là một bản ghi bằng giấy hay một bản liệt kê trên máy vi tính những khoản thu chi. Nếu bạn có thói quen thường xuyên nhập dữ liệu vào máy tính thì có khá nhiều chương trình phần mềm như chương trình Quicken có thể giúp bạn làm tốt việc xếp loại và phân tích chi tiêu cá nhân. Nhờ vào việc theo dõi một cách cẩn thận chi tiêu hàng tháng thì bạn có thể có được dự tính đúng về chi tiêu hàng năm của mình.
Bước 3. Tính giá trị thực của tài sản của bạn vào thời điểm hiện tại
Để xác định được giá trị thực của tài sản tại thời điểm hiện tại, một cách đơn giản là bạn chỉ cần cộng tổng số tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư (như cổ phiếu, trái phiếu hay thẻ tín dụng) và tất cả tài sản khác của mình lại. Tại Tổ chức Thành công, người ta có một cái máy tính có thể giúp bạn thực hiện quá trình này từng bước một. Kết quả của việc tính toán này (tức là giá trị thực hiện tại của tài sản của bạn) sẽ là một xuất phát điểm để bạn có thể tính toán lợi nhuận đầu tư trong tương lai.
Bước 4. Ước tính số tiền mà bạn cần phải tích lũy qua gửi tiết kiệm hay đầu tư
Bạn cần phải kiếm được bao nhiêu tiền thì mới đạt được những mục tiêu của mình? Khi xác định điều này, bạn nên gắn nó với những vấn đề lớn như nơi ở chính, nhà nghỉ, tài sản đầu tư, các loại tiền phí, xe hơi, tàu thuyền, việc nghỉ hưu sau này… Trong đầu tư thì số tiền mà bạn cần phải có ước tính là bao nhiêu? Chẳng hạn như nếu bạn đầu tư 600.000 USD với số lãi thu về là 8% thì thu nhập chưa tính thuế của bạn sẽ là 48.000 USD hay 38.000 USD sau khi đã tính thuế.
Đây thực sự là những con số rất lớn. Tuy nhiên nếu bạn sớm bắt đầu việc tiết kiệm thì với lãi suất gộp số tài sản của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hãy bắt đầu thực hiện việc này. Tiết kiệm một khoản nào đó. Lúc này bạn cần phải rất kiên trì và nghiêm khắc với bản thân.
Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó mà không thực sự cần thiết lắm là đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành kẻ ăn cắp chính túi tiền của mình. Với lãi suất 6%/năm thì mỗi đồng USD mà bạn dùng vào tiết kiệm hay đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm sau đó. Nếu lãi suất đầu tư là 12%/năm thì chỉ trong vòng 6 năm một đồng USD sẽ tăng gấp đôi. Nhưng thực tế thì hầu hết mọi người lại không thể tiết kiệm được 5% - 20% thu nhập của mình. Bởi vì đối với họ cứ kiếm thêm được một đồng USD đồng nghĩa với việc thêm một cơ hội để chi tiêu. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho họ phải sống một cách rất khó khăn suốt cả phần đời còn lại của mình. Họ hoàn toàn không phải là những nhà đầu tư chiến lược lâu dài. Họ không hề có một kế hoạch tài chính cho bản thân gì cả. Vì vậy hãy sống khác những người này.
Bạn có thể đến Tổ chức Thành công (như đã nói ở trên) và thử một vài loại hình tiết kiệm hay đầu tư khác nhau mà có sử dụng máy tính lãi suất cộng gộp. Bằng cách nhập vào máy tính ở đây những dữ liệu về giá trị thực của tài sản hiện tại của bạn, mục tiêu tài chính và tỷ lệ lãi suất ước tính thì bạn có thể xác định được những mục tiêu tài chính thực tế của mình một cách chính xác. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng nếu bạn thay đổi số tiền tiết kiệm hàng năm thì sau một thời gian nó có thể đem lại cho bạn những khoản thu về khá lớn.
Bước 5. Lên kế hoạch kiếm tiền cụ thể và tiết kiệm đủ tiền cần thiết để đạt được mục tiêu của mình
Hãy tự xây dựng ngân sách riêng cho bạn.
Khi xây dựng riêng cho mình một ngân quỹ bạn nên chú ý tới những vấn đề sau. Bạn cần phải tiết kiệm đủ tiền để có thể:
1. Thoát khỏi tình trạng nợ nần trong chi tiêu.
2. Lập được một quỹ tích lũy tiền mặt.
3. Đầu tư cho việc nghỉ hưu của mình sau này.
Những khoản nợ khi mua sắm luôn làm thâm thủng thu nhập của bạn, do đó bạn nên cắt giảm những ưu tiên mua sắm hàng đầu của mình. Sẽ chẳng có ích lợi gì nếu bạn đầu tư tiền của mình vào một lĩnh vực nào đó với lãi suất thu về là 12% trong khi đó bạn lại vẫn đang phải trả 19% lãi suất cho bộ dàn âm thanh mà bạn đã mua từ năm trước.
Bước thứ hai để tạo ra cho mình sự an toàn về tài chính là bạn hãy dành ra một khoản tiền mặt nào đó. Luôn có sẵn một khoản tiền đủ dùng trong vòng 6 tháng chính là một quy tắc hay mà bạn nên thực hiện theo. Và số tiền này bạn nên để ở các dạng tiền mặt chứ không nên để ở các tài khoản tiết kiệm thông thường bởi nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng được hưởng những lãi suất tiết kiệm cao hơn.