Cẩn trọng với tiểu xảo găm hàng, đẩy giá
(Tài chính) Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội quý II tiếp tục khởi sắc bởi sản phẩm tại nhiều dự án bán chạy, thu hút sự quan tâm của người mua. Tuy nhiên, điều đó cũng chưa đủ để khẳng định thị trường đã sang trang mới.
Đây là nhận định của Trưởng bộ phận nghiên cứu khả thi và định giá Savills Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn với phóng viên.
Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn về nhận định trên?
Ông Nguyễn Hồng Sơn: Theo khảo sát của Savills, 6 tháng đầu năm, lượng giao dịch đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. Giá bán và thanh khoản được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra cục bộ tại một số dự án. Bởi qua nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy, dự án BĐS giá rẻ không đồng nghĩa với "đắt khách, bán chạy". Chỉ những dự án có vị trí không quá xa trung tâm, tiến độ xây dựng và chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý, nhất là những dự án sắp hoàn thiện hoặc đã bàn giao có giao dịch tăng mạnh. Điển hình như dự án Royal City, Times City, Thang Long NumberOne…
Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn về nhận định trên?
Ông Nguyễn Hồng Sơn: Theo khảo sát của Savills, 6 tháng đầu năm, lượng giao dịch đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. Giá bán và thanh khoản được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra cục bộ tại một số dự án. Bởi qua nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy, dự án BĐS giá rẻ không đồng nghĩa với "đắt khách, bán chạy". Chỉ những dự án có vị trí không quá xa trung tâm, tiến độ xây dựng và chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý, nhất là những dự án sắp hoàn thiện hoặc đã bàn giao có giao dịch tăng mạnh. Điển hình như dự án Royal City, Times City, Thang Long NumberOne…
Thị trường ấm lên cũng là lúc xuất hiện tình trạng đầu cơ, thổi giá thu tiền chênh. Theo ông, BĐS có tăng giá trong thời gian tới?
Khi thị trường có dấu hiệu tích cực trở lại, hiện tượng đầu cơ, găm hàng thổi giá, thu tiền chênh đã xuất hiện trở lại và đây là điều không thể tránh được. Điều đó cũng cho thấy cung, cầu đã gặp nhau, bởi người mua hiện đã có nhu cầu ở thực và sẵn sàng mua nên giới đầu cơ tranh thủ kiếm lời. Ở góc độ khác, do nhu cầu người mua cần những sản phẩm đó, nhưng thị trường chung khan hiếm, chỉ một số người bán có, nên chắc chắn giá sẽ bị đẩy tăng. Nhưng với thị trường hiện nay, đầu cơ cũng rất rủi ro và chuyện tăng giá cũng không phải là xu hướng phổ biến.
Nhưng thưa ông, chủ đầu tư một số dự án hiện cũng găm hàng đẩy giá, liệu những chiêu trò này sẽ làm thị trường đi xuống?
Thực tế đây chỉ là một tiểu xảo bán hàng của các chủ đầu tư muốn tạo hiệu ứng tăng giá. Tùy vào từng đợt mở bán, chủ đầu tư, đơn vị phân phối sẽ giữ lại một số căn hộ có vị trí, view (tầm nhìn) đẹp để người mua sau cũng có cơ hội sở hữu. Mặt khác, tiểu xảo này sẽ tạo tâm lý cho những người mua đầu thấy sự gia tăng giá trị căn hộ của mình, sẵn sàng mua, theo đuổi dự án hơn. Đồng thời, đây cũng là chiến lược phát triển lâu dài của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Thêm vào đó, trong một tòa nhà sẽ có nhiều loại hình căn hộ, chất lượng, giá trị khác nhau. Và bao giờ khách hàng mua sau cũng sẽ phải chịu giá cao hơn người mua trước vì rủi ro giảm đi.
Theo phản ánh của một số đơn vị phân phối BĐS, giao dịch gần đây có sự chững lại, ông bình luận gì về điều này?
Giao dịch gần đây thực sự có độ chững, bởi những dự án được thị trường chấp nhận, hấp thụ do có mức giá hợp lý, tiến độ xây dựng đảm bảo, vị trí không quá xa gần như đã bán hết hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian ngắn không thể ngay lập tức có dự án mới đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đó mà nguồn cung cần thời gian để tạo lập. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế chưa thực sự khởi sắc cũng khiến người dân có tâm lý e ngại khi đầu tư vào BĐS.
Theo ông, thị trường từ nay đến cuối năm diễn biến ra sao?
Tình hình chung của nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn hồi phục, nên, BĐS sẽ tiếp tục đón nhận những dấu hiệu tích cực, khởi sắc hơn.
Xin cảm ơn ông!
Khi thị trường có dấu hiệu tích cực trở lại, hiện tượng đầu cơ, găm hàng thổi giá, thu tiền chênh đã xuất hiện trở lại và đây là điều không thể tránh được. Điều đó cũng cho thấy cung, cầu đã gặp nhau, bởi người mua hiện đã có nhu cầu ở thực và sẵn sàng mua nên giới đầu cơ tranh thủ kiếm lời. Ở góc độ khác, do nhu cầu người mua cần những sản phẩm đó, nhưng thị trường chung khan hiếm, chỉ một số người bán có, nên chắc chắn giá sẽ bị đẩy tăng. Nhưng với thị trường hiện nay, đầu cơ cũng rất rủi ro và chuyện tăng giá cũng không phải là xu hướng phổ biến.
Nhưng thưa ông, chủ đầu tư một số dự án hiện cũng găm hàng đẩy giá, liệu những chiêu trò này sẽ làm thị trường đi xuống?
Thực tế đây chỉ là một tiểu xảo bán hàng của các chủ đầu tư muốn tạo hiệu ứng tăng giá. Tùy vào từng đợt mở bán, chủ đầu tư, đơn vị phân phối sẽ giữ lại một số căn hộ có vị trí, view (tầm nhìn) đẹp để người mua sau cũng có cơ hội sở hữu. Mặt khác, tiểu xảo này sẽ tạo tâm lý cho những người mua đầu thấy sự gia tăng giá trị căn hộ của mình, sẵn sàng mua, theo đuổi dự án hơn. Đồng thời, đây cũng là chiến lược phát triển lâu dài của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Thêm vào đó, trong một tòa nhà sẽ có nhiều loại hình căn hộ, chất lượng, giá trị khác nhau. Và bao giờ khách hàng mua sau cũng sẽ phải chịu giá cao hơn người mua trước vì rủi ro giảm đi.
Theo phản ánh của một số đơn vị phân phối BĐS, giao dịch gần đây có sự chững lại, ông bình luận gì về điều này?
Giao dịch gần đây thực sự có độ chững, bởi những dự án được thị trường chấp nhận, hấp thụ do có mức giá hợp lý, tiến độ xây dựng đảm bảo, vị trí không quá xa gần như đã bán hết hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian ngắn không thể ngay lập tức có dự án mới đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đó mà nguồn cung cần thời gian để tạo lập. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế chưa thực sự khởi sắc cũng khiến người dân có tâm lý e ngại khi đầu tư vào BĐS.
Theo ông, thị trường từ nay đến cuối năm diễn biến ra sao?
Tình hình chung của nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn hồi phục, nên, BĐS sẽ tiếp tục đón nhận những dấu hiệu tích cực, khởi sắc hơn.
Xin cảm ơn ông!