Đa dạng hóa nội dung và hình thức truyền thông chính sách BHXH, BHYT
Nhằm tạo đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), những năm qua, ngành BHXH đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức truyền thông chính sách BHXH, BHYT. Nhờ làm tốt công tác này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT của ngành BHXH trong thời gian qua.
Đa dạng hóa nội dung và hình thức truyền thông
Trong những năm qua, công tác truyền thông của ngành BHXH đã được triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc, góp phần tạo niềm tin, sự yên tâm và tin tưởng trong nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT của Đảng, Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, BHXH Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nhằm tạo sự hấp dẫn, thân thiện của chính sách đối với người dân theo hướng đề xuất mở rộng phạm vi hưởng của chính sách BHXH tự nguyện, xây dựng gói BHXH tự nguyện ngắn hạn, linh hoạt…
Đặc biệt, nội dung và hình thức truyền thông được ngành BHXH không ngừng đổi mới cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác truyền thông có trọng tâm, trọng điểm, tuyên truyền vận động trực tiếp đến người dân đã và đang được BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng thực hiện có hiệu quả.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, trong bối cảnh tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình còn nhiều, BHXH Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức truyền thông về chính sách BHXH, BHYT trong toàn Ngành.
Cụ thể, về nội dung truyền thông, ngành BHXH tiếp tục tuyên truyền về kết quả thực hiện toàn diện các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
Cùng với đó, toàn Ngành tổ chức tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT; vận động, thuyết phục, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm làm công tác thiện nguyện trong lĩnh vực BHXH, BHYT để tặng sổ BHXH tự nguyện, thẻ BHYT cho người dân, nhất là với những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định… để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục tuyên truyền chuyên sâu về ý nghĩa nhân văn, giá trị thiết thực, lợi ích vượt trội khi tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), những rủi ro khi không tham gia. Qua đó, giúp người dân hiểu sâu sắc hơn nữa chính sách BHXH, BHYT do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện là các chính sách an sinh xã hội quan trọng, trụ cột của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, tuyên truyền những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ của BHXH Việt Nam trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ; quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh gây ra. Đồng thời, truyền thông các thông tin chỉ dẫn, các kênh thông tin, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của người dân để người dân tiếp cận chính sách BHXH, BHYT, BHTN thuận lợi…
Cùng với việc đa dạng hóa nội dung truyền thông, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục đổi mới và hình thức truyền thông về chính sách BHXH, BHYT theo các nội dung sau: Tổ chức các hội nghị tuyên tuyền, vận động trực tiếp; Tổ chức Lễ ra quân theo chiến dịch quy mô toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện; Tổ chức các tổ, đội, nhóm nhỏ đến từng gia đình, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, địa điểm công cộng để tuyên truyền, vận động trực tiếp người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Ngoài các hình thức trên, cơ quan BHXH tổ chức truyền thông tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên internet, mạng xã hội; khuyến khích công chức, viên chức sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN, đăng tải, chia sẻ những câu chuyện hay, xúc động, gương người tốt, việc tốt nhằm lan tỏa giá trị nhân văn của chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong cộng đồng mạng.
Đồng thời, truyền thông qua các sản phẩm truyền thông: tờ rơi, tờ gấp, áp phích, chương trình truyền hình thực tế, phim ngắn, tiểu phẩm, gameshows, video, clip, viral clip, motion graphic, inforgraphic… về lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, ý nghĩa của lương hưu hàng tháng…
Đẩy mạnh truyền thông vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Trên cơ sở kết quả đạt được trong phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, thời gian tới ngành BHXH tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, BHXH Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nhằm tạo sự hấp dẫn, thân thiện của chính sách đối với người dân theo hướng đề xuất mở rộng phạm vi hưởng của chính sách BHXH tự nguyện, xây dựng gói BHXH tự nguyện ngắn hạn, linh hoạt…
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh, thành phố thực hiện quyết liệt việc đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với việc đa dạng hóa nội dung truyền thông, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục đổi mới và hình thức truyền thông về chính sách BHXH, BHYT theo các nội dung sau: Tổ chức các hội nghị tuyên tuyền, vận động trực tiếp; Tổ chức Lễ ra quân theo chiến dịch quy mô toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện; Tổ chức các tổ, đội, nhóm nhỏ đến từng gia đình, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, địa điểm công cộng để tuyên truyền, vận động trực tiếp người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.