Dân Anh nằng nặc đòi rời châu Âu là vì ... truyền thông?
Rất lâu trước khi ông trở thành thị trưởng của London, Boris Johnson - người đứng đầu chiến dịch ủng hộ Brexit - đã là một trong những cây viết thêu dệt nên những câu chuyện tiêu cực về EU.
Hẳn là chẳng mấy ai không cảm thấy bất ngờ về kết quả cuộc bỏ phiếu tuần trước về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nếu ai quan sát lâu sẽ thấy trong nhiều thập kỷ qua, các tờ báo Anh đã mang tới cho người đọc những câu truyện không hồi kết về Brussels bằng nội dung thiên vị Brexit, gây hiểu lầm và hết sức ngụy biện.
Và rất lâu trước khi ông trở thành thị trưởng của London, Boris Johnson - người đứng đầu chiến dịch ủng hộ Brexit - đã là một trong những cây viết thêu dệt nên những câu chuyện trên.
Người cung cấp thông tin này là tác giả và là phóng viên truyền hình, Martin Fletcher. Ông biết điều này là vì ông từng được bổ nhiệm làm phóng viên tại Brussels cho tờ The Times của London vào năm 1999. Hiện Fletcher đang là cây viết của tờ The New York Times.
Bắt đầu từ tờ The Times vào năm 1988, Johnson đã làm nổi bật tên tuổi của mình ở Brussels không phải bằng những bài báo chân thật mà bằng quan điểm chủ nghĩa hoài nghi châu Âu gay gắt và không ngừng đả kích Liên minh châu Âu. Johnson đã viết về việc EU lên kế hoạch để kiểm soát châu Âu, những bất lợi của Anh khi gia nhập EU.
Những bài viết của ông Johnson đã tác động đến phần còn lại của ngành công nghiệp báo chí đầy cạnh tranh ở Anh. Biên tập của các tờ báo khác từ đó bắt đầu thúc ép phóng viên của mình phải bám theo nội dung các bài viết của Johnson.
Vào thời điểm Fletcher tới Brussels, các biên tập viên chỉ muốn “khai thác” các bài báo về các công chức của EU đang can thiệp quá nhiều vào nội bộ Anh, hoặc áp đặt sườn bài về một EU “thống trị”. Phần lớn báo chí nước Anh khi đó đã không thể nhìn EU dưới một lăng kính “tích cực”.
Đối với các bài báo không đả kích vào Brussel, mà công nhận các thành tựu của EU và rằng nước Anh được lợi khi ở châu Âu hay thường chiến thắng ở các chủ đều thảo luận quan trọng thì rất ít được nhắc tới.
EU được tiếng là một tổ chức có thể xen vào chuyện nội bộ và các quy tắc còn nhiều lỗ hổng , nhưng hiếm khi nào những người đọc báo bình thường ở Anh có thể nhận ra việc nó đã giữ hòa bình trên châu lục này.
Financial Times và The Guardian đã ủng hộ cho phiếu “ở lại,” nhưng họ lại có tương đối ít số lượng báo được in ra và các buổi tuyên truyền để có thể định hình cách nhìn của mọi người.
The Times là một tờ báo không thiên vị phía nào, nhưng rồi cuối cùng cũng chọn phiểu “ở lại” trong EU. Từ tờ báo lớn nhất (The Telegraph) cho đến tờ chiếm thị phần nhiều nhất trong thị trường tầm trung (The Daily Mail) và tờ báo khổ nhỏ lớn nhất (The Sun) đều ẩn mình đằng sau Brexit.
Các tờ báo Anh đã buôn những mẩu tin rằng Anh bỏ ra 350 triệu bảng Anh một tuần (khoảng 500 triệu USD) dành cho EU; rằng hàng triệu dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xâm lấn nước Anh vì Thổ Nhĩ Kỳ sắp sửa được là thành viên của EU hay là những người nhập cư đang phá hoại các dịch vụ xã hội ở Anh. Tất nhiên, tất cả những mẫu tin trên đều có lợi cho Brexit.
Một vài mẫu tin trên trang nhất gần đây của Daily Mail: “Chúng tôi đến từ châu Âu: Hãy Để Chúng Tôi Vào!”; “Mười Vấn Đề Đột Xuất Xôn Xao Dư Luận Mà EU Đang Giữ Bí Mật Sau Khi Bỏ Phiếu”; “Miệng Ăn Tham Nhất Trong Cái Máng EU.” Còn đây là những bài từ The Sun: “Chúng Ta Sẽ Bị Thổ Nhĩ Kỳ Đá Vào Mông”; “Cả Châu Âu Đều Được Mời.”
Chính thức ủng hộ Brexit vào ngày 13/6, tờ The Sun, một trụ cột của báo chí bài ngoại tuyên bố rằng: “Nếu chúng ta ở lại, nước Anh sẽ bị nhấn chìm trong một vài năm ngắn ngủi bởi sự không ngừng bành trướng của Đức.”
Trung tâm nghiên cứu Truyền thông và Văn hóa của Đại học Loughborough đã tính toán rằng 82% các bài báo về trưng cầu dân ý Brexit được duyệt nội dung để đưa ra công chúng.
InFacts, một tổ chức ủng hộ việc ở lại EU đã nộp 19 đơn khiếu nại đến Tổ chức Độc lập Tiêu chuẩn Báo chí, Cơ quan giám sát phương tiện in ấn của Anh, với yêu cầu sửa nhiều nội dung sai sót, bao gồm một yêu cầu chống lại nội dung bài viết “Nữ Hoàng Ủng Hộ Brexit” của The Sun.