Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với nhân dân
Nhân dân tin tưởng Đảng sẽ lãnh đạo cả nước đạt được mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 86 năm qua, đất nước đã giành được nhiều thành tựu vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển của dân tộc, kiên định con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Bước ngoặt của cách mạng Việt Nam
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Chúng đàn áp nhân dân ta, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, áp đặt nhiều thứ thuế vô nhân đạo, kìm hãm sự phát triển kinh tế của nước ta.
Trong thời gian sau đó nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra, có thể kể tới đó là các cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... nhưng đều không thành công.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộckhủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc,Hồ Chí Minh) ra nước ngoài tìm đườngcứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa laođộng, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệmcác cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tíchcực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
Trải qua nhiều năm hoạt động tại nước ngoài, năm 1924,Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếpchỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam, lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản.
Thời gian này, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập, đó là: Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ (năm 1929);An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ (năm 1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ (năm 1930).
Do yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông quaChánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịchsử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủnghoảng về đường lối cứu nước.Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắtdo Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởithảo, được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Namthông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải tiếnhành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩaxã hội.
Những thành tựu vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Đảng
Với đường lối cách mạng cứu nước đúng đắn, Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp, đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Qua 15 năm (1930-1945), trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh, với ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), khi thời cơ đến Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và phong kiến thối nát.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọcTuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ''Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảngmới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc''.
Nhà nước mới thành lập đã ngay lập tức phải đối mặt với ba thứ giặc: giặc đói, giặcdốt và giặc ngoại xâm. Nạn đói hoành hành đầu năm1945 đã làm chết hơn hai triệu người ở miền Bắc; trên95% dân Việt Nam mù chữ; đồng thời phải đối diện với nạn “thù trong giặc ngoài”.
Trước tình hình ấy, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịchHồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương vàquyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặtchính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đốivới các thế lực thù địch, chúng ta đã thực hiện sáchlược mềm dẻo, lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá chúng,dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị khángchiến.
Với đường lối chính trị sáng suốt, vừa cứngrắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảngta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân,triệu người như một, vượt qua muôn vàn khó khăn,nguy hiểm để củng cố, giữ vững chính quyền, đưa cáchmạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặtcho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Tuy vậy, bất chấp mong muốn độc lập và hoà bình của Chính phủ và nhân dân ta, thực dân Pháp vẫn nuôi dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Trước tình hình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân cả nước đồng loạt đứng lên, quyết tâm''thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ''.
Với đường lối kháng chiến toàn dân,toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừakháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng đã lãnh đạo nhândân ta vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánhdấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Đánh giá ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:“Lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếuđã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó làmột thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồngthời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình,dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới''.
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm là đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau. Đảng xác định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Thứ nhất,tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước.
Thứ hai,tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do''; “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào''.
Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, đế quốc Mỹ đã huy động và sử dụng một lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh khổng lồ hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng nước ta. Tuy vậy, nhân dân ta liên tục chiến đấu kiên cường, trải qua 21 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thắng lợi oanh liệt mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra thời kỳ mới xây dựng đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xãhội, cách mạng Việt Nam có những thuận lợi,song cũngkhông ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nền kinh tếsản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, hậu quả nặngnề do chiến tranh để lại. Trong quan hệ quốc tế, chủnghĩa đế quốc và các thế lực phản động bên ngoài tìmmọi cách phá hoại, bao vây, cấm vận, gây khó khăn chocách mạng Việt Nam.
Trên thế giới, phong trào cộngsản và công nhân quốc tế trải qua nhiều diễn biến phứctạp: chủ nghĩa xã hội gặp những khó khăn, lâm vàokhủng hoảng, thoái trào, đặc biệt là sự sụp đổ của chếđộ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hìnhđó đã tác động, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thiết lập quan hệ đối ngoại sâu rộng với nhiều quốc gia trên thế giới, đưa nền kinh tế từng bước phát triển vững mạnh.
Ngày nay nước ta đang ở trong một thế trận mới, phấn đấu để “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với tính tiên phong, Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành quả to lớn, đánh dấu sự trưởng thành về năng lực lãnh đạo của Đảng, khẳng định vai trò lãnh đạo đối với sự phát triển của dân tộc.
Trải qua 86 năm gắn bó với nhân dân, Đảng đã luôn xứng đáng và giữ vững vai trò lãnh đạo, rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong thời đại mới.
Chính vì vậy, kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa qua, nhân dân cả nước tin tưởng rằng, Đảng ta sáng suốt, chắc chắn sẽ lãnh đạo nhân dân đạt được mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.