Doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc bàn về hợp tác sản xuất
Hội đồng Doanh nghiệp Trung Quốc - ASEAN (CABC) ngày 22/6 đã tổ chức Hội thảo hợp tác sản xuất ASEAN - Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tham dự sự kiện này có nhiều quan chức ngoại giao và thương mại của của cả hai bên.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch CABC Hứa Ninh Ninh cho rằng hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Theo số liệu của CABC, trong giai đoạn từ tháng 1-5/2017, thương mại song phương đã tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, vượt tốc độ tăng trưởng trung bình của ngoại thương Trung Quốc so với cùng kỳ, và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc (gồm Liên minh châu Âu, Mỹ và ASEAN).
Ông Hứa Ninh Ninh nêu rõ kinh tế thương mại song phương tương trợ nhau mạnh mẽ, không gian hợp tác lớn; khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc được nâng cấp hỗ trợ ngày càng lớn cho việc mở cửa thị trường. Hiện hợp tác sản xuất chặt chẽ giữa hai bên đã trở thành một trong những đối sách chung để ứng phó với những bất ổn kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, ông Hứa Ninh Ninh còn đề xuất các bộ ngành của hai bên cần thực hiện tốt “Thông cáo chung về hợp tác năng lực sản xuất ASEAN-Trung Quốc,” “Thông cáo chung về hợp tác năng lực sản xuất giữa các nước lưu vực sông Lan Thương-Mekong”; có trách nhiệm xây dựng, thực hiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy hợp tác, khuyến khích phát triển hợp tác sản xuất.
Tại diễn đàn, các đại diện thương mại của Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore, Malaysia... cũng đã giới thiệu tình hình phát triển sản xuất và các chính sách hữu quan của mỗi nước.
Các quan chức cho rằng trong quá trình thực hiện hợp tác sản xuất, việc tăng cường cơ chế mang tính tổng hợp, toàn diện giữa hai bên là hết sức quan trọng.
Hai bên cần thiết lập cơ chế hợp tác có lợi cho việc kết nối quy hoạch và chính sách sản xuất song phương, xác định rõ các lĩnh vực để thúc đẩy nâng cấp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tối ưu hóa cơ cấu thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, thúc đẩy đầu tư hai chiều.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch CABC Hứa Ninh Ninh cho rằng hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Theo số liệu của CABC, trong giai đoạn từ tháng 1-5/2017, thương mại song phương đã tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, vượt tốc độ tăng trưởng trung bình của ngoại thương Trung Quốc so với cùng kỳ, và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc (gồm Liên minh châu Âu, Mỹ và ASEAN).
Ông Hứa Ninh Ninh nêu rõ kinh tế thương mại song phương tương trợ nhau mạnh mẽ, không gian hợp tác lớn; khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc được nâng cấp hỗ trợ ngày càng lớn cho việc mở cửa thị trường. Hiện hợp tác sản xuất chặt chẽ giữa hai bên đã trở thành một trong những đối sách chung để ứng phó với những bất ổn kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, ông Hứa Ninh Ninh còn đề xuất các bộ ngành của hai bên cần thực hiện tốt “Thông cáo chung về hợp tác năng lực sản xuất ASEAN-Trung Quốc,” “Thông cáo chung về hợp tác năng lực sản xuất giữa các nước lưu vực sông Lan Thương-Mekong”; có trách nhiệm xây dựng, thực hiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy hợp tác, khuyến khích phát triển hợp tác sản xuất.
Tại diễn đàn, các đại diện thương mại của Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore, Malaysia... cũng đã giới thiệu tình hình phát triển sản xuất và các chính sách hữu quan của mỗi nước.
Các quan chức cho rằng trong quá trình thực hiện hợp tác sản xuất, việc tăng cường cơ chế mang tính tổng hợp, toàn diện giữa hai bên là hết sức quan trọng.
Hai bên cần thiết lập cơ chế hợp tác có lợi cho việc kết nối quy hoạch và chính sách sản xuất song phương, xác định rõ các lĩnh vực để thúc đẩy nâng cấp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tối ưu hóa cơ cấu thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, thúc đẩy đầu tư hai chiều.