CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Khảo sát mô hình công nghệ quản lý nông nghiệp, bảo vệ môi trường

Khảo sát mô hình công nghệ quản lý nông nghiệp, bảo vệ môi trường

Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường chất lượng hoa quả Việt Nam, từ ngày 7-15/6/2024, Đoàn đại biểu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gồm đại diện Hội Nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Bình Thuận, do bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) dẫn đầu, đã có chuyến công tác tại Hà Lan. Chuyến thăm này nhằm tìm hiểu những công cụ và kỹ thuật tiên tiến để vượt qua những thách thức của biến đổi khí hậu, thúc đẩy hoạt động nông nghiệp hiệu quả và bền vững toàn cầu.
Khái quát về cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới

Khái quát về cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới

Hiện nay, trên thế giới có sự khác biệt trong định giá các-bon xảy ra cùng với quá trình di chuyển của hàng hóa thông qua thương mại quốc tế, đã tạo ra hiện tượng rò rỉ carbon. Rò rỉ các-bon có thể được giảm bớt thông qua cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới (BCA) áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Bởi vậy, một số quốc gia đã, đang từng bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh lượng các-bon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các-bon.
Ngành Công Thương triển khai kế hoạch về tăng cường quản lý tín chỉ các-bon

Ngành Công Thương triển khai kế hoạch về tăng cường quản lý tín chỉ các-bon

Tại Kế hoạch số 4107/KH-BCT, Bộ Công Thương đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và giao các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tập trung triển khai nhằm tăng cường quản lý tín chỉ các-bon, góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát

Quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát

Là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.
Ban hành kế hoạch quốc gia loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone

Ban hành kế hoạch quốc gia loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone

Theo Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát ban hành kèm theo Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang công nghệ sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu ở mức thấp hoặc bằng 0, đồng thời triển khai các giải pháp làm mát bền vững nhằm cắt giảm tương đương 11,2 triệu tấn CO2 khí thải vào năm 2045.