Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và điều hành mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng tất yếu và tái chế là một trong những trụ cột chính. Tái chế không những giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm phát thải các-bon, mà còn tạo ra giá trị kinh tế từ những vật liệu đã qua sử dụng. Điều này không chỉ góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường mà còn hướng tới một nền kinh tế bền vững, nơi mọi nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và có trách nhiệm.
Sự phát triển của thị trường tín dụng carbon được coi là bước tiến hữu hình, hướng tới các chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch phát thải, kinh doanh tín dụng carbon và thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho Việt Nam. Các địa phương trên cả nước đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển thị trường tín chỉ carbon.
Nắm bắt xu hướng chuyển đổi công trình xanh, đầu tháng 5/2024, Keppel, tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore đã ký Biên bản ghi nhớ với Công ty bê tông FiCO Pan-United của Việt Nam và Công ty xây dựng Coteccons để áp dụng công nghệ “Bê tông khoáng hóa cacbon (CMC)" trong các dự án xây dựng. Đây là những công ty đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ bê tông bền vững nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon trong xây dựng.
Tại châu Âu, khu công nghiệp sinh thái là một mô hình của nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến một nền kinh tế khép kín. Theo đó, rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp.
Thế giới đang phải đối mặt với một kỷ nguyên chưa từng có với những thách thức môi trường, từ biến đổi khí hậu, thiên tai đến cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên. Những rủi ro môi trường này không chỉ gây ra mối đe dọa cho hệ sinh thái và cộng đồng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả ngành ngân hàng. Vì có mối liên hệ sâu sắc với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức tài chính ngày càng phải đối mặt với hậu quả của suy thoái môi trường.
Với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đảm bảo sinh kế cho người dân, Việt Nam đẩy mạnh phát triển rừng, đồng thời tích lũy tín chỉ các-bon rừng, đem lại nguồn thu nhập cho địa phương.
Theo kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ban hành Quyết định số 1062/QĐ-BTNMT về kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020.