Việc đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường quốc tế.
Thông qua 4 trụ cột của mô hình cải tiến năng suất tổng thể TPM (phát triển tổ chức định hướng khách hàng; áp dụng và liên tục cải tiến công nghệ; quản lý theo quá trình; không ngừng giảm thiểu lãng phí), nhiều doanh nghiệp đã nhận diện được lãng phí trong sản xuất, từ đó cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giảm chi phí sản xuất, vận hành, kinh doanh… luôn là nỗ lực mà các doanh nghiệp hướng tới. Việc áp dụng công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
Sự ra đời của mô hình Kano nhằm giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, dịch vụ và phát triển hơn nữa các tính năng trong tương lai. Mô hình này giúp tạo ra các giá trị gia tăng nhằm tối ưu sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
Nếu Kaizen đòi hỏi nỗ lực từng bước của mỗi cán bộ trong công ty để nâng cao năng suất, thì 5S lại là nền tảng cơ bản để thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng. Áp dụng cả Kaizen và 5S sẽ hiệu suất công việc của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22301 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế thiết kế dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đưa ra các hướng dẫn giúp doanh nghiệp bảo vệ chức năng sản xuất kinh doanh quan trọng, đồng thời giảm tác động từ sự gián đoạn. Áp dụng tiêu chuẩn này vào hệ thống quản lý sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng hồi phục chuỗi cung ứng.
Sở Công thương tỉnh Đồng Nai vừa có báo cáo về tình hình áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022.
Để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất sản phẩm, dịch vụ thì việc chuẩn hóa quy trình là điều cần thiết. Đây là một phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp mô tả chi tiết quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ một cách khoa học, là bước thành công đầu tiên cho các kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần đặt vấn đề an ninh mạng lên như là một ưu tiên hàng đầu cần quan tâm trong bối cảnh các cuộc tấn công an ninh mạng có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp (DN).
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc (TXNG) hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng.