Tính đến ngày 31/3/2022, đã có 1.429 tổ chức đánh giá sự phù hợp được các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hướng tới một hệ thống tiêu chuẩn và kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, một số các quy định trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) đã không đáp ứng yêu cầu bảo đảm thi hành các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán.
Sau khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, trong giai đoạn từ năm 1/1/2007 đến 31/3/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức 96 cuộc hội thảo, hội nghị phổ biến 893 TCVN cho hơn 4.200 doanh nghiệp.
Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và Viện nghiên cứu hợp chuẩn Hàn Quốc đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) trong lĩnh vực về xây dựng tiêu chuẩn và đào tạo.
Mục tiêu cao nhất của phương pháp quản lý TPM là đảm bảo môi trường sản xuất không có bất kỳ sự cố cơ học và xáo trộn kỹ thuật nào, bằng cách trao nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho chính những người vận hành, quen thuộc nhất với thiết bị đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo ra sự đột phá doanh thu cho doanh nghiệp.
Thành công với những sản phẩm chiếu sáng mang thương hiệu Việt của Công ty cổ phần (CTCP) Bóng đèn phích nước Rạng Đông có dấu ấn rất lớn của việc áp dụng thành công các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng.
GMP là cụm từ viết tắt cho Good Manufacturing Practices, là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiến quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
Việc nâng cao năng suất chất lượng chính là tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hấp thu, làm chủ công nghệ.