Hấp dẫn thị trường bán lẻ

Theo daibieunhandan.vn

Theo tính toán của các chuyên gia, cứ 1000 dân thì cần 1-3 cửa hàng tiện lợi, 10.000 dân thì cần 1 siêu thị cỡ trung bình, 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị… Trong khi dân số của Việt Nam đã lên tới con số hơn 91 triệu người. Theo đó, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp bản lẻ mở rộng thị phần. Tuy nhiên, khi bước vào sân chơi hội nhập thì cơ hội cũng mở cửa cho cả doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, sự cạnh canh để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ là cả một vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp trong nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam ?

Theo TS Lê Huy Khôi, Trưởng Ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường thuộc Viện Nghiên cứu Thương mạicho biết, hiện nay thị trường bán lẻ của Việt Nam được xem là mảnh đất còn rất nhiều tiềm năng.Ngay đánh giá của Công ty tư vấn hàng đầu về bán lẻ A.T.Kearrney của Mỹ cũng đã cho thấy, với dân số 91 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.890 USD năm 2015 nên tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam đã đạt 25%. Nhờ đó, Việt Nam hiệnđứng thứ 28 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn trên thế giới vànằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á.

Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình cứ 100.000 dân thì cần

Theo Công ty tư vấnbán lẻ A.T.Kearrney của Mỹ, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong năm 2020, từ 12 triệu người năm 2014 tăng lên 33 triệu người trong năm 2020. Như vậy, tỷ lệ chi tiêu sẽ tăng và khi đó người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để sở hữu những dịch vụ có chất lượng và sản phẩm có chất lượng cao.

có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; 10.000 dân thì cần 1 siêu thị cỡ trung bình, 1000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện lợi. Đây là khoảng đất tốt để các doanh nghiệp bản lẻ Việt Nam mở rộng thị phần khi dân số Việt Nam đã trên 91 triệu người.

Đánh giá củaTổng cục Thống kê còn cho thấy, ngay trong năm 2015tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nướcước tính đạt 3.242.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2014. Trong đó, xét theo ngành kinh doanh, bán lẻ hàng hóađã đạt gần 2.500.000 tỷ đồng, tăng 10,6% năm 2014.

Tiến sỹ Lê Huy Khôi cho rằng, thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ sôi động, đa dạng hơnkhinước ta hội nhập sâu với thế giới thì hàng rào thuế quan sẽdần được xóa bỏ, nhất làkhi chúng ta đã chính thức bước vào AEC, theođó ngành bán lẻ sẽthu hút dòng vốn từ các nước ASEAN, cộng với việc các hàng hóa sẽgiảm thuế xuống còn 0 – 5%. Cùng với đó, khi tham gia các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp cũng sẽ thêm cơ hội để mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm các đối tác lớn. Như vậy, doanh nghiệp trong nước cũng có thểgia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Những thách thức cần giải quyết...

Theo dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ trong giai đoạn này sẽ đạt 11,9%, quy mô tăng trưởng khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm 45%.

Chính thị trường bánlẻđầy sức hấp dẫn trên nênđã "lôi kéo"được rất nhiều doanh nghiệp bước vào sân chơi này. Thống kê của Bộ Công thươngcho thấy đến nay cả nước đã có hơn 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại ra đời, chưa kểđến số lượng hàng trăm cửa hàng tiện lợi có thương hiệu khác.

Tuy nhiên, theo ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngthuộc Cục Quản lý cạnh tranh, để các siêu thị, trung tâm thương mại của các doanh nghiệp trong nước ra đời nhưng chiếm được thị phần trong lĩnh vựcbán lẻ thì lại là cả một vấn đề khác. Bởi theo ông Phan Thế Thắng, không phải cứ cho rađời siêu thị, trung tâm thương mại làchiếm lĩnhđược thị trường màđiều quan trọngđể thu hútđược khách hàngđến với siêu thị và các trung tâmthương mại là phải làm tốt khâu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng hóa phảiđảm bảo chất lượng.

"Thực trạng gian lận trong việc ghi nhãn mắc hàng hóa xuất xứ trong kinh doanh bán lẻ của Việt Nam vẫn còn tồn tại. Theo đó, tình trạng hàng hóa quán hạn sử dụng nhưng vẫn được nhiều đơn vị kinh doanh phù phép biến hóa trở thành sản phẩm mới bằng cách tẩy xóa, chỉnh sửa hoặc in, dán đè thời hạn sử dụng mới nhằm lừa dối người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thông tin không đầy đủtrên nhãn hàng hóa nhưcơ sở sản xuất, hàng hóa không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng…đangđánh mất niềm tin người tiêu dùng, cũng chính làđánh mất khách hàngđến với mình",ông Phan Thế Thắng chia sẻ.

Để giảiquyết được vấn đề trên, ngoài việc doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật vềtiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm thì các đơn vị chức năng cần tăng cườngcác hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về pháp luật khi có hành vi tuồn hàng nhái, hàng giả vào các siêu thị. Cùng với đó là cầnlàm tốt khâu công tác chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Theo đó cần thành lập bộ phân chuyên trách về chăm sóc khách hàng giúp người tiêu dùngcảm thấy yên tâm, hơn khi mua sản phẩm. Có như vậy mới bảo vệđược thương hiệu uy tín của các doanh nghiệp làmăn chân chính trong lĩnh vực bánlẻ",ông Phan Thế Thắngkhẳngđịnh.