Thủ tướng Chính phủ chị đạo ngành Tài chính:
Làm tốt công tác thu 70.000 tỷ đồng thuế nợ đọng
Thủ tướng chỉ đạo sát sao ngành Tài chính phải “Tập trung chỉ đạo thu ngân sách trong tháng 12, nhất là cố gắng làm tốt công tác thu khoản nợ đọng 70.000 tỷ đồng tiền thuế để bảo đảm cân đối ngân sách. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cuối năm”.
Thu nợ đọng - Nhiệm vụ trọng tâm từ nay tới cuối năm
Không thể phủ nhận những thành quả ngành Tài chính đã đóng góp vào ổn định tình hình kinh tế - xã hội như: Kinh tế vĩ mô ổn định; Lạm phát ở mức thấp; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không đáng kể; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ; nền kinh tế tiếp tục trên đà phục hồi mạnh mẽ; Niềm tin của người tiêu dùng và cầu của nền kinh tế tiếp tục tăng lên…
Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề từ nay đến cuối năm (chỉ còn 1 tháng nữa) ngành Tài chính phải nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ như: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch được duyệt; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; Triển khai các giải pháp đồng bộ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển kế theo hoạch năm 2015; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Chủ động điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả:phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, bảo đảm an toàn hệ thống. Trong đó, công tác quan trọng được Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện bằng được, đó là cố gắng thu khoản nợ đọng 70.000 tỷ đồng tiền thuế để bảo đảm cân đối ngân sách.
Trước nhiệm vụ đặt ra như vậy, ngành Tài chính xác định, để có thể thu được khoản thuế nợ nọng trong doanh nghiệp và người kinh doanh, trước hết phải tập trung vào giải quyết các khó khăn, thánh thức chung do tác động từ bên ngoài; Khắc phục, xử lý các yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong đó, nổi lên là rà soát, đẩy mạnh các chính sách giúp khâu xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước thuận lợi hơn (hiện thu từ hoạt động này đang bị giảm sút so với cùng kỳ); đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn; Tìm đầu ra để nâng giá nông sản (hiện cũng đang bị giảm mạnh do hàng hóa nhập khẩu vào có giá thấp cạnh tranh…) theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2015, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 của Chính phủ.
Ngành Tài chính nố lực trong triển khai thu thuế
- Một nhiệm vụ quan trong đang được Ngành Tài chính (thuế) nỗ lực triển khai thực hiện, đó là triển khai nhanh các chính sách thuế mới, các quy trình, quy chế mới được sửa đổi, bổ sung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo việc cắt giảm thời gian kê khai, nộp thuế nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, góp phần giảm số nợ đọng do vướng về thủ tục.
- Thu nội địa là nguồn thu quan trọng và đóng góp lớn vào cân đối ngân sách, do đó, ngành Tài chính phấn đấu tăng thu từ nội địa ở mức cao nhất để bù cho số giảm thu từ dầu thô, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2015.
- Công tác quản lý thuế và thu hồi nợ đọng thuế đang được triển khai quyết liệt, Ngành Tài chính đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý thu NSNN, như:
+ Kiểm soát kê khai thuế đảm bảo doanh nghiệp kê khai đúng, đủ, nộp kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN;
+ Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời những khoản thu ngân sách theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết luận truy thu, xử phạt của cơ quan thanh tra các cấp, cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ, cảnh sát điều tra, cơ quan thuế;
+ Đẩy mạnh triển khai để thu vào NSNN các khoản thu liên quan đến dầu, khí đã giao trong dự toán năm 2015;
+ Yêu cầu doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp NSNN cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại sau khi DNNN đã trích lập các quỹ;
+ Tập trung lực lượng thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế, triển khai thực hiện các giải pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn;
+ Tăng cường công tác hoàn thuế GTGT, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước; Không để đối tượng xấu lợi dụng hoàn thuế để trục lợi;
+ Tập trung thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách và chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra, kiểm tra; tập trung triển khai kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, có giao dịch không rõ ràng... tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, xăng dầu... để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2015 đã được Quốc hội, Chính phủ giao.
Hỗ trợ công tác thu thuế
Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính không chỉ thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ thu thuế, mà còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ công tác thu thuế như:
- Ngành Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan báo chí trong ngành làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; Chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí và dư luận những thông tin chính xác, trung thực, khách quan về mọi mặt của tình hình kinh tế-xã hội, danh sách các đơn vị nợ đọng thuế, tình hình thu thuế… nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, để cả cộng đồng cùng hưởng ứng, chung tay, góp sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu thu ngân sách (thuế), hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
- Không chỉ gấp rút thực hiện thu nợ đọng, ngành Tài chính còn tập trung quản lý chặt chẽ thu chi, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách. Thực hiện chi tiêu chặt chẽ, đúng chính sách chế độ và quy định đề ra. Đảm bảo không những thu đủ mà còn sử dụng hiệu quả của các nguồn thu (đặc biệt là thu thuế).
- Toàn ngành Thuế (từng địa phương, từng đơn vị thuế) đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể để trong vòng 1 tháng nữa, phấn đấu đạt chỉ tiêu thu của năm do Bộ Tài chính giao (trong đó có chỉ tiêu thu nợ đọng phải hoàn thành).